CUỘC ĐỜI TRANH ĐẤU CỦA GANDHI - Trang 55

mình thả ra cũng không sao chế-ngự hoặc thu hồi lại được. Cam-Địa chỉ ưa
chuộng máy móc khi nào máy móc là thứ đồ dùng để phụng sự thể chất, để
cho đời sống vật chất được dễ-dàng tiện-lợi hơn. Còn nếu để cho ảnh hưởng
của máy móc chi phối cả đến đời sống tinh thần, thì đó thực là một sự dại
dột rất đáng chê trách. Vì thế nên ông tự kiêu là những dân-tộc Đông-
phương có một nền văn-minh thuần tuý hơn nền văn-minh Thái-Tây. Ông
không cho là người Anh và người Ấn không thể sống chung với nhau được :

« Việc gì phải đuổi họ khỏi đất Ấn ? Ở với chúng ta, họ có lợi. Họ hấp

thụ dần được đạo sống thanh cao mà nền giáo-lý Đông-phương khuyên
dạy ».

Người ta bẻ ông : « Điều đó chưa bao giờ thực-hiện được trong lịch-sử

nhân-loại ».

Ông trả lời : « Nếu vì chưa bao giờ thấy thực-hiện một điều trong lịch-

sử mà bảo rằng điều đó không thể nào thực hiện được, thì thực là quá khinh
giá-trị của con người ».

Nhiều người không thể hiểu được ý-nghĩa sự độc-lập mà Cam-Địa

mong muốn. Họ cho là muốn dành độc-lập, phải đánh đuổi kẻ ngoại địch
ngự-trị trên đất mình.

Cam-Địa bẻ rằng : « Nếu bảo là dân-tộc kia được sống sung-sướng, chỉ

vì họ tự cai trị lấy nhau, thì thực là nói mò ».

Có sự gì thay đổi trong đời sống của người dân, nếu kẻ cầm-quyền

người bản-quốc cũng có thái-độ áp-bức chẳng khác người ngoại-quốc trước
kia ?

Tuy không tán thành nền văn-minh Thái Tây, Cam-Địa cũng không

ruồng bỏ hẳn mọi sản phẩm của nền văn-minh ấy.

Trong một bữa tiệc ở Madras, tháng 4 năm 1915 ông hô hào ủng-hộ

phong trào đầu quân giúp Anh đánh Đức. Ông khen ngợi lòng yêu chuộng
tự do của người Anh. Ông nhận rằng trong đế quốc Anh, người dân nào
cũng có quyền được hoạt động trong một phạm-vi rộng rãi theo quan-điểm
và lý-tưởng riêng của mình. Bài diễn văn đó không được dư luận tán

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.