đi khắp vùng. Từ Monzzafarpour, từ Champaran, dân chúng đổ đến như
nước để chào mừng ông. Những viên thầy cãi ở Monzzafarpour, đã từng
nhiều phen bênh vực cho bọn nông dân ở Champaran trước Tòa-án vội vã
trình bầy rành rẽ để ông hay nội dung cuộc tranh chấp giữa bọn tá điền và
điền chủ xử Bihar. Họ lại cho ông biết cả những số tiền các nông dân trong
vùng đã trả công cho họ.
Cam-Địa trách họ sao lấy công quá nặng đối với những người dân quê
nghèo túng. Ông nói :
« Tôi cho rằng từ nay ta đừng nên đem những việc này ra Tòa-án. Tòa
không phân xử được đâu. Một khi dân quê đã bị áp bức và đe dọa đến nỗi sợ
sệt như bây giờ, thì Tòa-án làm sao bênh-vực nổi họ trước cường quyền
được. Chỉ có cách giúp đỡ họ làm cho họ hết sợ hãi mà thôi ».
Bấy giờ phần lớn đất cát cầy cấy được ở Champaran đều đã quân phân
thành từng lô thuộc quyền sở-hữu của những điền chủ người Anh đã mua
hoặc xin được của nhà nước mà thuê người Ấn làm canh. Các đồn-điền phần
nhiều trồng chàm. Các chủ điền bắt buộc những tá điền của họ phải dành ra
một diện tích là 15 phần trăm đất để trồng chàm, và phải nộp cho họ tất cả
hoa mầu thu được về giống cây này. Sự thỏa thuận giữa hai bên đã được ghi
vào những bản giao kèo dài hạn.
Song hồi ấy, được tin người Đức mới tìm ra được một phương-pháp
chế thuốc nhuộm chàm hóa học, các chủ điền người Anh thấy trồng chàm
không còn lợi nữa, bèn hủy cái khoản trồng chàm trong các bản giao kèo ;
song lại bắt ép một cách vô lý những kẻ tá điền vô tội phải trả cho họ một
khoản bồi-thường để bù vào số chàm thôi không trồng, tức là thôi không thu
nữa.
Một số tá điền người Ấn cũng ưng chịu, vì họ cho là càng may đỡ phải
phí đất để trồng một thứ hoa lợi mà họ không được hưởng. Nhưng một số
khác nhất định không chịu, và họ nhờ luật-sư binh vực. Đồng thời nhiều
người đã trả khoản bồi-thường rồi, nay vỡ lẽ ra sự tráo-trở của người Anh,
cũng làm đơn kiện đòi trả lại tiền.