CUỘC ĐỜI TRANH ĐẤU CỦA TÔI - TẬP 2 - Trang 10

Hitler từng đọc các tác phẩm của tác giả Đức, huống chi là các tác giả cổ
điển nước ngoài, để có thể kết luận rằng ông ta chịu ảnh hưởng từ lối văn
phong của các tác giả đó.
Hitler từng được coi là kẻ hoang tưởng; trong mọi trường hợp, quan điểm
của ông ta đều nặng tính chủ quan cá nhân. Ngay cả khi bàn về những vấn
đề có tính lý thuyết như là “nhà nước” , “chủng tộc” , v. v…, hiếm khi thấy
ông ta theo đuổi một lập luận logic gắn kết với các chủ đề đó. Ông ta đưa ra
những luận điệu khác thường mà chẳng buồn tìm cách chứng minh là mình
đúng. Ít khi thấy có sự liên hệ rõ ràng giữa các đoạn văn trong tác phẩm của
ông ta. Lập luận ở đây hoàn toàn mang tính tâm lý: Hitler đang đấu tranh
chống lại bè lũ đối lập, tán dương thổi phồng về bản thân mình, tạo ra một
thế giới không tưởng nào đó mà ở đấy ông ta là nhân vật rất quan trọng.
Trong một vài đoạn cụ thể hơn một chút, Hitler lại chiến đấu chống lại các
đối thủ chính trị cùng tham gia phong trào với mình. Ngay cả khi đó, người
đọc vẫn thấy rất khó hiểu vì chẳng bao giờ ông ta hé lộ mình đang lập luận
chống lại ai nhưng lại đưa ra mọi mưu đồ chính trị và coi đó như là tôn chỉ
hoạt động. Chính sự theo đuổi thuyết nhân cách đây đã biến Hitler thành
một người có óc quan sát tồi. Văn phong của ông ta vắng bóng những sắc
màu và sự chuyển động. Hiếm khi thấy có hình ảnh xuất hiện, nếu có cũng
chỉ lời nói thuần túy và khó mà mường tượng được, kiểu như “nền móng để
kết thúc sự thống trị của người Đức trong nền quân chủ” , hay buộc “những
kẻ kém mạnh mẽ hơn phải lui về chốn vô danh vĩnh hằng”. Sử dụng phép
ẩn dụ là nét đặc trưng trong văn phong báo chí Đức thời hiện đại nhưng
phải nói rằng Hitler là một chuyên gia thực tài về phép ẩn dụ. Chẳng hạn,
ông đã mô tả Pöhner là “cái gai trong mắt các quan chức chính phủ dễ bị
mua chuộc”.
Một tác giả không phải là người Đức có cùng trình độ như Hitler sẽ có lối
hành văn theo một cách khác. Đức là đất nước có nền văn hóa đại chúng
cao, với số lượng người đọc sách lớn nhất trên thế giới. Ở tần lớp trung lưu,
mong muốn được học hành là rất lớn. Người dân ở các nước khác hay đọc
các tiểu thuyết nhẹ nhàng hay những tạp chí thông thường chứ người Đức

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.