CUỘC ĐỜI TRANH ĐẤU CỦA TÔI - TẬP 2 - Trang 23

gấy ấn tượng như một kẻ phân biệt chủng tộc ít học và sùng bái chủ nghĩa
dân tộc. Hitler được ví với Adolf Lanz (gọi là Lanz von Liebenfels) , ông
chủ của tờ báo lá cải bài Do thái Ostara, và Houston Stewart Chamberlain,
tác giả cuốn Nền móng của thế kỷ hai mươi nổi tiếng, viết về chủ nghĩa
phân biệt chủng tộc.
Những đóng góp ý tưởng của Hitler có thể tìm thấy qua những phát biểu rõ
ràng và đầy sức thuyết phục về vô số các luận thuyết mà người ta thường
bàn đến đầu những năm của thế kỷ 20, chứ không phải là trong những lý
thuyết do chính ông ta đưa ra. Nhiều ý tưởng trong cuốn sách Đời tranh đấu
của tôi đã được các tổ chức chính trị ở Đức, Châu Âu và thậm chí cả Hoa
Kỳ thu nạp ở nhiều mức độ khác nhau, trước cả khi Hitler tập hợp chúng lại
thành cơ sở nền móng của chủ nghĩa Quốc xã. Chẳng hạn, thái độ chỉ trích
nền dân chủ của Hitler thường được so sánh với chủ nghĩa phát xít ở Ý.
Cũng trong cuốn sách này Hitler bộc lộ sự lo ngại và không tin tưởng váo
chủ nghĩa Marx; thực tế là không thể có mình Hitler nghĩ như vậy. Chủ
nghĩa Do thái dù được tuyên trắng án sau hơn mười năm bị buộc tội vô căn
cứ; Mật thư của các trưởng lão Do thái bị coi là giả mạo cho đến tận năm
1921 nhưng trước đó đã được công bố hàng kỳ trên tờ tạp chí Dearborn độc
lập của Henry Ford (Hoa kỳ) người do thái bị cấm không được vào các
khách sạn hay tham gia các câu lạc bộ. Ngay cả Winston Churchill, người
được coi là thần báo ứng của Hitler, cũng từng công khai nói về “liên minh
quỷ dữ” của “dân Do thái quốc tế” khi nhắc tới chủ nghĩa cộng sản.
Chất keo mà Hitler sử dụng để kết dính các mảng ý tưởng lộn xộn của mình
chính là những quan điểm cực đoan của thuyết Darwin xã hội thiên về phân
biệt chủng tộc, nhưng ngay cả ý tưởng này cũng không chỉ giới hạn trong
phạm vi nước Đức. Khoa học hiện đại về chủng tộc đã có bước tiến với thời
đại Khai sáng, là khi sự phân biệt giữa các chủng tộc “có văn hóa” và “man
rợ” từ thời Aristote lại sống dậy và xuất hiện các khái niệm “văn minh” và
“nguyên thủy”. Bằng cách khẳng định một số chủng tộc thừa kế tính
“nguyên thủy” , những người da trắng thuộc thời kỳ khai sáng có thể bào
chữa cho hành vi áp bức người nô lệ da đen và âm mưu thiết lập chủ nghĩa
đế quốc ở những nơi như Châu Phi. Sự khác biệt giữa các chủng tộc được
minh chứng bằng các kỹ thuật khoa học như nhân trắc học (là kỹ thuật tập
hợp và nghiên cứu các đo đạc chính xác chỉ số cơ thể người) ; sau đó các
chủng tộc sẽ được xếp hạng rất độc đoán trong đó người Châu Âu luôn giữ
vị trí cao nhất.
Các học thuyết về chủng tộc ngày càng trở nên cực đoan khi được kết hợp
thêm với các quan điểm trong học thuyết Darwin đã lan rộng ở các nước

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.