Đảng Quốc Xã Đức vào năm 1932.
Và như thế, Đời tranh đấu của tôi được xem là nguồn tài liệu lịch sử không
đáng tin cậy dẫu rằng nó có thể hữu ích cho nhiều sứ giả có tài phát hiện ra
những lời dối trá, những sự bỏ sót cố ý và những điều chỉ có một nửa là sự
thật trong cuốn sách đó.
Dĩ nhiên hầu hết nội dung trong Đời tranh đấu của tôi là sự thuyết trình của
Hitler về những tư tưởng của ông ta chứ không phải là mô tả lịch sử. Như
vậy, giá trị của cuốn sách có lẽ nằm ở chính sự trình bày giảng giải về các ý
tưởng của Hitler.
Có lẽ vậy. Tuy nhiên, ở đây chúng ta cũng phải xem xét nó thật cẩn trọng,
không nên làm cho người đọc bị mê muội bởi những gì Hitler đã viết. Được
sáng tác từ những năm đầu hoạt động chính trị của Hitler, Đời tranh đấu của
tôi né tránh những vấn đề có thể khiến Hitler mất đi sự ủng hộ của quần
chúng; dẫn chứng rõ ràng nhất là việc của Hitler tuyệt nhiên không nhắc tới
các vấn đề của Cơ đốc giáo, dù sự chống đối đạo giáo này của ông ta thể
hiện rõ ràng trong nhiều tài liệu.
Không những vậy, chúng ta cũng không nên xem cuốn Đời đấu tranh của
tôi như phần mở đầu trong kế hoạch của Hitler. Thực ra ông ta đã hiểu bản
thân như một nhà tư tưởng; có những lúc ông ta không hề nói đến những
chi tiết mà để hiện thực hóa quan điểm của mình ông ta cần phải làm.
Chẳng hạn, Hitler đã hết sức cụ thể khi viết về các tổ chức công đoàn, về sự
kiểm soát giới truyền thông và các đồng minh nước ngoài, nhưng lại là
không chi tiết lắm khi mô tả hệ thống giáo dục của một nhà nước Đức lý
tưởng hay kế hoạch thủ tiêu căn bệnh giang mai. Hitler hay viết về mối
nguy hiểm mà người Do thái có thể đem tới cho người Đức, cho thế giới, và
vẽ ra viễn cảnh một ngày nào đó người Đức sẽ bắt người dân Do thái phải
đền tội, và rõ ràng ông ta sẽ tiêu diệt hiểm họa Do thái. Ấy thế nhưng ông ta
lại chẳng đưa ra một chi tiết nào về chuyện sẽ thực hiện điều đó ra sao.
Độc giả cũng không nên xem “cuốn kinh thánh của Chủ nghĩa Quốc xã” là
sự thể hiện tiến bộ nhất của tư tưởng Đức quốc xã. Điều đó có lẽ nên thuộc
về Alfed Rosenberg với cuốn Thần thoại thế kỷ hai mươi xuất bản năm
1930 (Hitler chưa từng đọc cuốn này). Theo nhà sử học Hajo Holbrn, sức
mạnh của Hitler trong tư cách một nhà tư tưởng nằm ở chỗ “biết biến những
ý tưởng đơn giản thành những điều thậm chí đơn giản và khi tin vào những
điều đó là thực ra ta đã đạt tới sự thông thái cao hơn”. Bất chấp những nỗ
lực mà những kẻ theo chủ nghĩa Quốc xã và cả những kẻ không ủng hộ
Quốc xã ở phương Tây đã thực hiện nhằm đưa Hitler vào hàng ngũ các triết
gia vĩ đại của Đức, sách cùng Leibniz, Kant, Fuchite, và Hegel. Hitler vẫn