Khi công tác tuyên truyền tác động một học thuyết đến toàn thể quần
chúng, công tác tổ chức có thể biến kết quả này thành hiện thực thông qua
một nhóm người. Công tác tuyên truyền và công tác tổ chức, hay nói cách
khác, những người ủng hộ và các thành viên, sẽ gần kết với nhau trong
cùng một mối quan hệ. Công tác tuyên truyền càng tốt, công tác tổ chức
càng tinh gọn; và càng có nhiều người ủng hộ, số lượng thành viên càng
khiêm tốn hơn; và ngược lại: công tác tuyên truyền càng kém cỏi, công tác
tổ chức càng phải cồng kềnh, và số lượng người ủng hộ cho một phong trào
càng ít thì số lượng thành viên của nó càng phải tăng lên, nếu nó thực sự
muốn thành công.
CHƯƠNG 11.1: NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TÁC
TUYÊN TRUYỀN LÀ GÌ?
Nhiệm vụ đầu tiên của công tác tuyên truyền là lôi kéo nhiều người có thể
gia nhập vào tổ chức sau này; nhiệm vụ đầu tiên của công tác tổ chức là lôi
kéo người để tiếp tục công tác tuyên truyền. Nhiệm vụ thứ hai của công tác
tuyên truyền là phá vỡ những kiểu mẫu đang tồn tại và thẩm thấu vào đó
với học thuyết mới, trong khi nhiệm vụ thứ hai của công tác tổ chức là đấu
tranh giành quyền lực, từ đó đạt được thắng lợi cuối cùng cho học thuyết.