trong đó một số việc giúp rèn luyện năng lực. Ví dụ, để trẻ tự đi mua
những vật phẩm đơn giản, giúp trẻ tập tính toán; để trẻ sửa chữa những
đồ đạc cũ hỏng, thậm chí cả sửa vòi nước, đèn điện, từ đó sẽ giúp trẻ
thực hành những kiến thức về số học, vật lý, cơ học… một cách logic; dù
chỉ là giúp đỡ bố nhưng cũng có thể mượn điều này để dạy trẻ một số
việc cần thiết trong cuộc sống. Ngoài ra, những công việc đơn giản
như quét nhà, dọn bàn ăn, đánh giầy, lau cửa kính, thu gom
rác, đổ rác… cũng góp phần rèn luyện năng lực cho trẻ.
Trước khi để trẻ bắt đầu “làm thêm”, cha mẹ hãy cùng bàn bạc với
trẻ; một khi trẻ hoàn thành công việc, hãy đưa trẻ tiền công ngay.
Trong quá trình trẻ lao động, cha mẹ cũng cần chú ý kết hợp
việc làm với niềm đam mê của trẻ, có như vậy mới có thể phát
huy tính kiên nhẫn của trẻ một cách hiệu quả.
Trong quá trình trẻ làm việc nhà để kiếm thêm tiền tiêu vặt, cần cho
trẻ biết rằng đó cũng là những công việc bố mẹ phải làm, không nên gây
cho trẻ cảm giác toàn bộ việc nhà đều trút lên đầu trẻ, vì nó rất dễ làm
kích động mặt phản kháng trong tâm lý trẻ. Hãy để trẻ biết, việc nhà là
trách nhiệm của toàn bộ thành viên trong gia đình, mà bố mẹ là người
làm nhiều hơn.
So sánh với số tiền mà cha mẹ cho, trẻ sẽ càng quý trọng hơn những
đồng tiền tự mình kiếm được nhờ “làm thêm”. Ngoài ra, cha mẹ cũng
đừng quên nói “Cảm ơn” mỗi lần trẻ hoàn thành xong công việc. Mặc dù
trẻ tự bỏ sức lao động của mình ra để kiếm tiền, nhưng nếu biết được
lòng cảm kích của cha mẹ, trẻ sẽ càng tích cực giúp cha mẹ làm việc nhà
hơn.
* Làm thêm là khởi đầu của tính tự lập.
* Rèn luyện năng lực trong quá trình lao động.
* Hãy bàn bạc thống nhất để tránh sự “tranh chấp lao động”.
* Trả tiền công lao động bằng tiền mặt ngay khi hoàn thành.