CUỘC ĐỜI TRẺ - 99% PHỤ THUỘC VÀO BỐ - Trang 46

tiền; bố mẹ Nhung luôn có cách thưởng phạt nghiêm túc.

Mẹ lấy ra một quyển sổ, ghi rõ khoản thưởng đầu tiên của Nhung. Bố

cô bé sẽ căn cứ vào thành tích học tập, định ra cách thưởng phạt: nếu
bài kiểm tra Tiếng Anh được trên 10 điểm, sẽ được thưởng 100-200
nghìn đồng; 9 điểm thì không thưởng không phạt; 8 điểm phạt 50
nghìn đồng; 7 điểm phạt 100 nghìn đồng… tiền thưởng viết bằng bút
đen, tiền phạt viết bằng bút đỏ. Lúc mới thực hiện, Nhung tỏ ra không
đồng ý, nhưng mẹ nói: “Mặc dù bố mẹ không đưa tiền mặt, nhưng sẽ ghi
tiền vào sổ, đợi đến khi con trưởng thành và có được thành tích học tập
tốt, bố mẹ sẽ trả tiền mặt bằng đúng giá trị tiền ghi trong sổ này. Nếu số
tiền trong sổ càng lớn, chứng tỏ thành tích học của con càng tiến bộ, và
con sẽ có được nhiều tiền; ngược lại nếu các con số cứ nhỏ dần, thì
thành tích của con là không tốt, con sẽ không có được nhiều tiền”.

Bố mẹ Nhung còn nói thêm: “Đợi đến khi cô bé vào đại học, sẽ đổi số

tiền ghi trong sổ thành tiền mặt, rồi để cô bé tùy ý sử dụng.“

Trong lúc trẻ thực hiện mục tiêu để kiếm tiền thưởng, để

tránh hiện tượng trẻ chi tiêu hoang phí hoặc quá “tham” tiền,
cha mẹ cần có sự hướng dẫn đúng đắn trong quá trình nhận
thức tiền bạc của trẻ, giúp trẻ hình thành quan điểm lành
mạnh về tiền bạc.

Đối với sự nỗ lực mà trẻ đạt được, không nhất thiết phải thưởng trực

tiếp bằng tiền, cha mẹ hãy giúp trẻ mở một tài khoản ngân hàng, gửi
toàn bộ số tiền đó vào, như vậy có thể tránh việc chi tiêu bừa bãi và
hoang phí, đồng thời còn là động lực tinh thần khuyến khích trẻ siêng
năng học tập.

Cuốn sổ “ghi chép thưởng phạt” của Nhung giống như một hình thức

gửi tiền ngân hàng tại gia đình, việc sử dụng số tiền thế nào cũng cần
phải có sự hướng dẫn của cha mẹ, ví dụ như tiền ủng hộ từ thiện, tiền
mua sách, mua đồ dùng học tập… điều này giúp trẻ không bị nảy sinh
suy nghĩ “tiền của mình, tiêu thế nào cũng được”. Phải cho trẻ biết rằng,
mục đích của tiền thưởng là để khẳng định thành quả nỗ lực của trẻ, bất
kể số tiền đó là ai giữ, thì trẻ vẫn có quyền quyết định sử dụng, nhưng
cũng không thể hoang phí. Cất tiền vào tài khoản trước, sau này dùng
vào những việc cần thiết, làm như vậy không chỉ thúc đẩy động lực học
tập của trẻ, mà còn bồi dưỡng tình yêu và ý thức về tài chính cho chúng.

Một ngày nọ, người mẹ nói với con gái: “Chỉ cần con thi được 10

điểm, mẹ sẽ cho con 100 nghìn đồng!”. Cô con gái nghe thấy vui mừng
hí hửng.

Hôm sau, lúc tan học về, cô bé phấn khởi bỏ cặp sách ra chạy ngay

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.