131
Tận Hiếu & Xuất Gia: Chương 3
lắm chuyện kỳ kỳ quái quái. Tôi tin có người nghĩ rằng: “Thì
nhất định ở đáy giếng có chất diêm vàng hay lưu huỳnh tương
hợp với núi lửa, cho nên mới bốc lửa ra ngoài đó.” Đây cũng
có thể là như vậy.
Ghi chú: Tháng 3 năm 2003, ông bà Ron Epstein, Quả
Dung tham gia phái đoàn hành hương ở Trung Quốc do cư sĩ
Đàm Quả Thức hướng dẫn. Họ đã thăm viếng vài chỗ lúc bình
sanh Hòa Thượng đã trải qua. Sau đây là ấn tượng của Quả
Dung khi tham quan Đông Bắc, Trung Quốc.
Chúng tôi ngồi xe buýt từ Harbin về phía Nam, đến thôn
nhỏ nơi Hòa Thượng đã trưởng thành. Chỗ đó vốn là một
khoảng đất bằng phẳng vùng quê, thông cả bốn phương tám
hướng, vô biên giới, chỉ còn vài cây lớn, ngoài ra chẳng có đồi
núi gì. Chúng tôi tới nơi vào khoảng cuối tháng ba, khí hậu
ôn đới, cao nhất là 20 mấy độ, thấp nhất là 3, 4 độ dưới 0 độ.
Ngay cả khi mặt trời lên, chúng tôi phải mặc thêm nhiều lớp
áo ấm hàng tốt chống lạnh mùa đông, mà còn cảm thấy hàn
phong giá rét xuyên tim thấu xương. Nhìn thấy rơm lúa Cao
Lương chất đống bên cánh đồng, khiến tôi tưởng nhớ những
năm tháng Hòa Thượng ngồi thiền bên mộ phần mẹ, Ngài chỉ
mặc ba lớp vải, kết rơm lúa Cao Lương làm túp chòi nhỏ, đã
không chút nào bảo hộ Hòa Thượng một cách chu đáo.
Một người cháu tôn của Hòa Thượng, chỉ chỗ chòi rơm mà
Hòa Thượng đã ngồi thiền trước kia, đại khái cách xa thôn
làng khoảng một dặm rưỡi. Hiện tại mộ phần không còn, nhà
cũ cũng không thấy. Chùa Tam Duyên ở về phía Bắc đi xe
khoảng một tiếng đồng hồ, càng không còn tăm tích … có số ít
người vẫn còn nhớ ra Hòa Thượng. Đa số người nghe qua sự
tích của Ngài, đều rất hãnh diện Ngài là người Đông Bắc.