Cuộc Đời Hòa Thượng Tuyên Hóa
144
tuy rằng cha mẹ đã mất, nhưng người con vẫn ở một bên, giữ
gìn phần mộ cha mẹ mình, đó gọi là thủ hiếu. Người sống giữ
gìn người quá cố như vậy, tuy không có ý nghĩa gì, nhưng nếu
các vị làm được tức sẽ có ý nghĩa, vì việc này không dễ gì làm
được! Ngày ngày ở đó các vị không làm gì cả, chỉ giữ gìn mộ,
một ngày, hai ngày thì dễ, nhưng giữ đến ba năm, đa số người
ta không thể hy sinh một thời gian dài như vậy. Người lớn,
đứng tuổi tâm tánh có chút định lực, thủ hiếu ba năm thậm chí
sáu năm cũng không sao, nhưng người trẻ tuổi không dễ làm
được. Đừng nói ai, tôi đây ban đầu ngồi bên mộ, không ai bên
cạnh, tôi cũng biết đó là việc rất khổ sở. Lúc đó anh ta mới 21
tuổi lại là một tên cướp, vậy mà phát tâm thủ hiếu, đó là việc
không dễ làm!
Lúc chưa thủ hiếu, anh ấy theo một vị Sư Phụ, đó là Thầy
Trung Nhất. Thầy đặt tên cho anh ta là Vưu Trí Huệ. Thầy
này có chút thần thông, dạy anh ta cách ngồi thiền dụng công.
Ngay lúc anh ta dụng công, các vị biết sao không? Có một con
rồng lửa quấn quanh lưng anh ta ba vòng, nó thiêu đốt anh ta
vừa đau vừa nóng. Đúng lúc nguy hiểm đó, Sư Phụ của anh
đến hàng phục rồng lửa, cùng quy y cho nó. Về sau nó là vị hộ
pháp của Vưu Hiếu Tử.
2) Cắt thịt cúng trời giải nạn lụt
Sau hai năm rưỡi thủ hiếu, vào mùa Hè, trời đổ mưa lớn lan
tràn thành lụt lội. Hiếu Tử nghĩ, nếu ruộng vườn đều bị ngập
lụt, tức dân chúng sẽ không có gì ăn. Vậy phải làm sao đây?
Anh ta mới cầu cho tạnh mưa. Anh ta nói, nếu trong ba ngày
mà hết mưa, anh nguyện cắt thịt tế trời. Anh ta đã không biết gì
về Phật pháp, chỉ biết có trời. Lạ thay! Hai ngày rưỡi sau, trời
bỗng ngừng mưa, nên anh ta phải thi hành theo thệ nguyện.