CUỘC ĐỜI VÀ ĐẠO NGHIỆP HÒA THƯỢNG TUYÊN HÓA - Trang 156

Cuộc Đời Hòa Thượng Tuyên Hóa

148

anh, hai người lúc ban đầu gặp nhau, tôi và anh đều không nói
chuyện, kết quả anh ta khởi vọng tưởng và hỏi tôi từ đâu đến?
Lúc hỏi tôi như vậy, anh biết mình đã sai rồi. Vì sao? Vì “mở
miệng thì sai, khởi niệm tức trái,” “phàm có tiếng nói đều vô
thật nghĩa.” Những gì nói ra đều không phải là cứu cánh, pháp
rốt ráo là không nói, cũng không truyền, nên phải quán tưởng
như vậy, không có gì để nói, cũng không có gì để truyền.

Chúng tôi gặp nhau, không nói chuyện cả giờ đồng hồ. Vì

sao? Vì không có gì đáng nói. Anh ta biết tôi, tôi biết anh ta,
tâm đối tâm hiểu ý nhau không cần nói, chỉ có thể hiểu nhau
qua tâm ý, không thể truyền đạt bằng lời nói. Tôi đến Đài Loan
hoằng pháp, gặp Hòa Thượng “Trái Cây” (Thủy Quả) tức Lão
Hòa Thượng Quảng Khâm cũng có tâm trạng giống như vậy
là đối nhau không nói một lời, tất cả đều ở chỗ không lời, chỉ
dùng tâm linh hiểu biết nhau. Cho nên nói “Tâm tâm tương
ấn,” cả hai thông đạt, không gì trở ngại. Như Lão Hòa Thượng
“Trái Cây” đã chứng Sơ Quả, tôi nhìn biết ngay, còn các vị chỉ
thấy dáng của Lão Hòa Thượng như vậy chớ không nhận ra.

49. Ngôi mộ Hiếu Tử ở Trường Xuân

C

uối đời Thanh, thời vua Quang Tự, ở Trường Xuân có
một vị gọi là Vương Mộng Tỉnh, mẹ ông bị bịnh chết,

an táng tại Trường Xuân. Ông đến chùa Thiên Sơn Danh, Vô
Lượng Quán xuất gia học đạo. Mười mấy năm sau, ông ta kết
am bên mộ mẹ thủ hiếu ba năm, chỉ uống nước lạnh và ăn
gạo sống. Ông ta mất năm 1934. Người dân làng đem ông
chôn cùng với chỗ mộ mẹ ông và gọi là “Mộ Hiếu Tử.” Suốt đời
Hòa Thượng lấy hiếu làm đầu, nên không chỉ giảng qua một
lần về Vương Mộng Tỉnh này để khuyến khích đệ tử lấy hiếu
đạo làm căn bản trong bổn phận làm người.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.