147
Du Hóa & Ở Chùa: Chương 4!
còn tôi 19 tuổi, cả hai chúng tôi đều hâm mộ lẫn nhau và muốn
gặp mặt nhau. Vì sao? Vì anh ta muốn gặp tôi, bình thường anh
ta rất cao ngạo như “Tôi 21 tuổi đã thủ hiếu rồi!” nay không
ngờ lại có vị còn trẻ hơn anh ta đang thủ hiếu. Anh cho rằng
như vậy là giỏi hơn anh rồi, nên anh ta mới muốn gặp tôi.
Có một lần, tôi đến hội Đạo Đức, lúc đó tôi đã cạo râu tóc.
Tôi vừa gặp anh đã biết anh là ai vì anh ta có râu tóc dài. Tôi
nói: “Anh là Vưu Thiện Nhân phải không? Đa số người ta gọi
người thủ hiếu là thiện nhân. Anh đáp: “Đúng rồi! Còn anh là
ai?” Tôi đáp: “Anh không biết tôi, nhưng tôi biết anh. Anh biết
anh là ai, tôi không biết tôi là ai!” Anh ta quá đỗi kinh ngạc
bèn nói: “Ồ! Anh ...” Nhiều người đứng chung quanh biết tôi
nói: “Anh ấy là …, hai anh giống nhau đó!” Anh ta nghe nói
trố mắt nhìn tôi, nhìn rồi lại nhìn, nhìn; nhưng tôi không nhìn
anh, tôi cũng không nói chuyện gì cả, anh ta cũng không nói
một lời nào. Có khoảng cả tiếng đồng hồ sau, anh hết chịu nổi
mới thốt lời hỏi tôi: “Anh từ đâu tới?” Tôi nói: Tôi tới từ chỗ
tôi đến.” Anh ta cảm thấy rất kỳ quặc. Tôi hỏi anh ta: “Anh đi
đâu?” Anh ta đáp: “Tôi chẳng đi đâu cả.” Tôi nói: “Vậy sao
anh lại hỏi tôi là từ đâu tới?” Anh ta đến trước mặt tôi bắt tay
tôi: “Hay đấy!” Từ đó về sau anh rất thân thiện với tôi.
Các vị xem có lý thú không? Không có chỗ đến, cũng không
có chỗ đi. Đó là không đến cũng không đi; mà cũng là đến và
cũng là đi, đến từ chỗ đó đến, đi đến chỗ đó đi. Một trong
mười danh xưng của đức Phật, có một danh xưng là Như Lai.
Trong kinh Kim Cang có nói: “Như Lai không từ đâu đến,
cũng không từ đâu đi, đó gọi là Như Lai.” Vì tôi nghiên cứu
kinh Kim Cang, anh ta tụng Kinh Kim Cang, do đó chúng
tôi nói chút “cơ phong” (ngầm ý thiền) vậy. Hai công án đối
đáp của chúng tôi đã được anh truyền rao khắp nơi, là tôi và