Cuộc Đời Hòa Thượng Tuyên Hóa
204
quá ba ngày sau là đứa bé đã qua đời.” Hòa Thượng phương
trượng hỏi tôi: “Vậy phải trả lời ra sao mới ổn hả?” Tôi nói:
“Nếu lại có người đến hỏi con họ có dễ nuôi hay không, Thầy
cứ bảo họ lại hỏi con là được rồi.”
Qua ngày sau, lại có người bồng con tới hỏi về vấn đề này,
tôi nói: “Con bà có dễ nuôi hay không? Chuyện này bà phải
tự hỏi mình. Tại vì sao? Thí dụ như con bà vốn trường thọ, tôi
cũng nói là nó ‘dễ nuôi thành tài’. Nhưng bà không kiêng nể
gì cả mà tạo nghiệp, con bà sẽ vì nghiệp bà tạo đó mà bị chết
yểu. Lúc đó bà sẽ nói tôi, người xuất gia này nói không linh
nghiệm. Nói cách khác, nếu con bà vốn yểu mạng, nên tôi nói
là ‘khó nuôi thành tài’. Nhưng bà tức thời thức tỉnh sửa ác,
âm thầm làm thiện tạo đức. Như vậy đã tăng thêm phước thọ
cho đứa bé. Cho nên bà nuôi nó nên người không cực khổ gì.
Lúc đó bà cũng sẽ nói tôi, người xuất gia này nói không linh
nghiệm. Cho nên, bà không nên hỏi người ta ra sao, mà tất cả
phải phản hồi lại hỏi chính mình mới phải!”
Có một lần ở Harbin, chúng tôi gặp một Mục Sư người
ngoại quốc. Ông nói với chúng tôi: “Phật giáo muốn người ta
lạy tượng Phật bằng gỗ, đây thật là điều mê tín, không có lợi
ích chi cho con người!” Tôi đáp: “Ông không bái tượng gỗ, thì
lại có ích lợi gì chớ?” Đức Cha đó nói: “Thì không bị mê tín
đó.” Tôi nói: “Lạy Phật là giảm bớt tập khí tự đại kiêu ngạo
của chúng ta, cũng là cách thể dục hay nhất để tăng cường sức
khoẻ, vậy còn có cái gì tốt hơn cái này nữa? Còn như ông nói
là “mê tín” thì đó vốn là cái danh từ bình thường nhất. Cho nên
“mê tín” là chỉ cho kẻ phàm phu bị mê hoặc. Nếu người đó
sanh khởi tâm cầu tin chánh pháp thì tương lai quyết định sẽ
thành Phật, không chút nghi ngờ.