203
Du Hóa & Ở Chùa: Chương 4!
kính, Ngài hiện là Hòa Thượng phương trượng của chùa chúng
tôi. Hôm nay chúng tôi đến nhà các vị, các vị nên sanh tâm
hoan hỷ. Tại sao phải sanh tâm hoan hỷ? Chúng tôi hiện đem
phước đức tới nhà các vị, cho các vị có cơ hội để trồng phước
lành. Vì e rằng các vị không có thì giờ tới chùa tạo phước nên
chúng tôi mới đem phước tới tận nhà các vị đây. Các vị muốn
nhận thì nhận, còn không muốn thì chúng tôi cũng không miễn
cưỡng. Chùa Tam Duyên của chúng tôi hiện đang xây cất, nếu
các vị có tiền thì bố thí chút tiền còn không tiền thì ra chút sức
làm công quả.” Các người đó vừa nghe tôi nói có Vương Hiếu
Tử đến là vội vàng cúi lạy, đảnh lễ. Họ vốn không biết lễ lạy,
nhưng vì đức độ của Hòa Thượng phương trượng rất lớn, danh
tiếng cũng vang lừng, nên đã cảm động đến rất nhiều người
tranh nhau phát tâm bố thí những cái khó xả nhất. Người này
nói: “Số tiền kiếm được trong mười mấy năm qua, nay con xin
cúng hết.” Người kia nói: “Ở chỗ kia con có món nữ trang,
chiếc vòng vàng, con cũng quyên cho các Thầy luôn.” Cho nên
chúng tôi quyên được rất nhiều tiền để tu sửa chùa, nhưng vẫn
không đủ sở phí.
Người Hoa toàn là thích nghe nói lời cát tường, nên nhiều
bà có con nhỏ thấy chúng tôi đến nhà quyên góp liền bế con tới
hỏi Hòa Thượng phương trượng: “Thầy coi dùm đứa bé này có
dễ nuôi hay không vậy?” Bất cứ bà nào hỏi vậy, Hòa Thượng
phương trượng đều đáp là “Dễ nuôi!” Tôi hỏi nhỏ Ngài: “Thầy
làm sao biết được con của bà ta là đứa dễ nuôi mà Thầy đều nói
là con họ dễ nuôi hết trơn vậy?”
Hòa Thượng phương trượng nói: “Các người đàn bà họ đều
thích nghe lời khen, cho nên tôi mới nói điều họ thích nghe đó
mà.” Tôi nói: “Như chuyện lúc trước, có một bà hỏi con bà có
dễ nuôi không? Thầy cũng đáp là ‘Dễ nuôi,’ ai ngờ đâu, không