Cuộc Đời Hòa Thượng Tuyên Hóa
228
Tôi nói với Lão: “Chú không có nhà, vậy lại muốn xuất
ra nhà nào đây? Chú tưởng muốn xuất gia là xuất gia liền à,
không phải dễ dàng vậy đâu! Tại gia tu đạo đã không dễ, xuất
gia tu đạo càng khó hơn đó. Cho nên: “Chưa tỏ đại sự như đưa
tang mẹ, tỏ đại sự rồi càng như đưa tang mẹ.” Xuất gia là việc
cực khổ, cần nhẫn điều mà người ta không nhẫn được, nhường
điều mà người ta không thể nhường, ăn cái người không thể
ăn, mặc cái người không thể mặc, quên mình vì người, bỏ việc
tư vì việc công, mới chính là bổn phận của người xuất gia. Nếu
chú có thể làm được như vậy thì mới có thể xuất gia được!”
Lão ta nói: “Các chuyện này con đều làm được hết.” Tôi nói:
“Chú thật làm nổi sao?” Lão ta nói: “Con làm lao công ở doanh
trại Nhật Bổn đã chịu đủ hết mọi loại khổ rồi, huống gì xuất gia
tu đạo lại không bằng phân nửa cái khổ đó. Cho nên dù có khổ
sở gì chăng nữa, con cũng có thể chịu được.” Tôi nói: “Vậy thì
tốt, tôi nhận cho chú xuất gia đó! Chú nhớ buông bỏ hết mọi
việc lúc trước, giống như một người vừa mới sống trở lại thì
mới được. Lúc đó tôi làm bài kệ cho Lão rằng:
Niệm niệm mạc vong sanh tử khổ,
Tâm tâm tưởng thoát luân hồi quyển;
Hư không phấn toái minh Phật tánh,
Thông thể thoát lạc kiến bổn nguyên.
Nghĩa là:
Niệm niệm chẳng quên khổ sanh tử,
Tâm tâm mong thoát cảnh luân hồi;
Phá vỡ hư không, thấy Phật tánh,
Buông xả tất cả ngộ bổn lai.