CUỘC ĐỜI VÀ ĐẠO NGHIỆP HÒA THƯỢNG TUYÊN HÓA - Trang 345

337

Du Phương &!Tham Học: Chương 5

Qua bức thơ của Hư Lão, chúng ta thấy rõ Ngài nhiệt tâm

trùng hưng đạo tràng Phật giáo và khổ tâm bảo hộ Tăng đoàn.
Còn nội dung thơ của Ngài Lai Quả thể hiện ý chí vì pháp quên
thân của Ngài. Chính hai Đại Đức thiền tông tự đảm trách công
việc phục hưng Phật giáo với tinh thần đại vô úy, chúng ta,
người lớp sau nên học tập theo tinh thần của các Ngài.

107. Cha già vãng sanh

Hòa Thượng kể:

Sau khi tôi rời Đông Bắc, cha tôi qua đời. Ông đã ngồi mà

vãng sanh. Ông bị bịnh 3 ngày không ăn uống gì, rồi ngồi chết.
Tôi rước ông anh Ba tới định cư tại nước Mỹ, hầu để báo đáp
thời gian anh ấy đã săn sóc cho cha già ở quê nhà. Cho nên tôi
không thể không lo cho anh ấy được.

Ghi chú 1: Hòa Thượng có tướng rất giống cha của Ngài

là ông Bạch Phú Hải. Ông bình thường không ngồi thiền cũng
không niệm Phật. Năm 1949 ông ngồi mà qua đời. Lúc bấy
giờ Hòa Thượng ở Vân Môn, chỗ của Lão Hòa Thượng Hư
Vân. Ông Bạch Ngọc Đường (anh thứ ba của Hòa Thượng kể
lại như sau:

Năm tôi được 43 tuổi (1949), vào mùa xuân, tôi thấy ở

ngoài cửa có một ông thầy bói, tôi bèn gọi vào nhà bói cho
tôi một quẻ. Coi quẻ xong, tôi thấy ông thầy bói biến sắc nên
muốn ông ta xem coi vận mạng tôi có chuyện gì xảy ra. Ông ta
nói: “Năm nay ông có quẻ khảm, thọ mạng ông không quá 43
tuổi.” Ông Ngọc Đường nói: “Tôi năm nay được 43 tuổi rồi!”
Tôi nghe thầy bói nói vậy, xong tôi cũng bỏ qua chuyện đó.

Đầu mùa hè năm ấy, ở trong thôn tôi náo động bịnh dịch

thương hàn và hầu hết nhà nào cũng có người mắc bịnh này.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.