Cuộc Đời Hòa Thượng Tuyên Hóa
58
8. Khó đàn bản nhạc chống Nhật
Đ
iều đáng tiếc trong đời Hòa Thượng là không được
báo ân quốc gia. Khi Nhật Bổn xâm lăng Trung Quốc
chiếm lãnh Đông Bắc, Hòa Thượng thấy Trung Quốc bị Nhật
Bổn giày xéo, đã từng nghĩ tòng quân đánh Nhật, nhưng chưa
được toại nguyện. Hòa Thượng từng nói: “Xuất gia nhưng
chưa quên chí nguyện trung thành tổ quốc mà không đổi quốc
tịch khác. Tôi tuy xuất gia, nhưng không bỏ ý niệm ‘trung
thành với đất nước’. Tôi là người Hoa, luôn là người Hoa, đời
đời ở đâu cũng đều là người Hoa. Đợi khi nước Trung Quốc
thật cường thạnh rồi, lúc đó tôi hoặc không còn nữa, hoặc vẫn
còn, nhưng không thiết là còn hay không còn, tôi hy vọng ít
nhất là đời này tôi không đổi quốc tịch khác. Tôi không tham
bất cứ lợi lạc và tiện nghi nào, vì tôi không quên nguồn.” Lòng
trung trực ái quốc của Hòa Thượng chỉ có trời mới biết.
Hòa Thượng kể:
Năm 12 tuổi tôi muốn tu đạo, nhưng sau đó thấy quân Nhật
xâm lược Trung Quốc một cách tàn bạo, tôi cũng từng nghĩ
đến việc bảo vệ quốc dân, nhưng chưa thực hiện được. Lúc
xảy ra sự biến 918, tôi còn nhỏ (Hòa Thượng lúc đó 13 tuổi)
vẫn chưa hiểu biết nhiều, không biết cái gì gọi là Quốc? Cái gì
gọi là Gia? Sau đó người Nhật đến, họ đi khắp nơi tàn sát dân
Trung Quốc. Tôi định tham gia quân Cách Mạng chống Nhật,
nhưng không thành công, không được toại nguyện. Một đời
này, tôi có một điều hối tiếc là tôi chưa báo ân quốc gia, không
đổ máu, mồ hôi cho đất nước. Về sau tôi đi khắp nơi trị bịnh
cho người, rồi từ từ tiến dần tới con đường xuất gia này.
Đương thời, tôi không oán hận Nhật Bổn, vì oán hận họ
cũng chẳng có ích lợi gì. Tôi phải nghĩ ra phương pháp đối phó