Cuộc Đời Hòa Thượng Tuyên Hóa
56
năm chục ngàn đồng, số tiền này sẽ sanh ra càng ngày càng
nhiều hơn!” Họ rủ buôn bán cái gì đây? Bán mì, bằng cách cán
bột mì và xắt ra sợi bằng máy, rồi qua ngày hôm sau đem mì
sợi ra chợ bán. Ngoài ra cũng bán bột mì mua từ huyện Ngũ
Thường tới Lạp Lâm bán. Rồi mua giày Ngột Lạp ở Lạp Lâm
đem tới bán ở huyện Ngũ Thường, đây là lối làm ăn nhỏ. Lúc
đó tôi không biết thế nào là mắc, thế nào là rẻ, thế nào là kiếm
được tiền lời, thế nào là không có tiền vô …tôi đều không hiểu
nổi những chuyện mua bán này. Họ tới dụ ngọt tôi đem năm
ngàn đồng giao cho họ; nhưng họ chẳng bỏ ra đồng xu cắc bạc
nào, rồi dùng năm ngàn đồng của tôi làm vốn mua hàng, họ chỉ
chờ lấy tiền lời.
Trong chuyến làm ăn đó, tôi làm việc gì? Tôi điều khiển
máy trộn bột mì và xắt thành sợi, rồi qua ngày hôm sau còn
phải ra chợ đặt một cái thùng bày mì ra bán từng cân một như
vậy. Có khi bán hết, có khi bị ế ẩm. Bán không hết thì phải làm
sao? Tôi bèn mang mì đó tới hội Đạo Đức, còn dư bao nhiêu
thì bố thí bấy nhiêu. Chắc là Lão Vương Thiện Nhân (tức Ngài
Vương Phụng Nghi, vị sáng lập ra hội Đạo Đức) hiển linh, nên
ngày nào chúng tôi cũng bán ế còn dư rất nhiều, vì vậy hội Đạo
Đức ngày nào cũng có mì ăn.
Qua một mùa Đông, mì không còn, giày Ngột Lạp cũng bán
hết nhưng lại không có tiền vô. Họ nói buôn bán bị lỗ lã nên
qua Tết chúng tôi cũng dẹp tiệm và chia nhau số hàng tồn kho.
Tôi được chia cái gì? Ba đôi giày Ngột Lạp. Vào thời đó giá
mỗi đôi giày này tối đa là năm đồng. Năm ngàn đồng vốn liếng,
giờ đây chỉ còn xót lại vỏn vẹn mười lăm đồng quèn. Lúc đó
tôi cảm thấy không có tiền cũng rất tốt, vì còn đỡ hơn có tiền
mà không làm nên việc. Hội Đạo Đức đều dạy mọi người nên
bỏ tâm tranh chấp, hóa tâm tham lam và viên mãn tâm lương