Chương IX
Nước Phổ bại trận và nước Đức bị
khuất phục hẳn 1806-1807.
Ngày 8 tháng 10 năm 1806, Na-pô-lê-ông hạ lệnh chiếm xứ Xắc-xơ,
đồng minh của nước Phổ, và đại quân tập trung ở Ba-vi-e từ khi ký hòa ước
Prét-bua, lập tức vượt qua biên giới bằng ba mũi. Đi đầu mũi giữa là kỵ
binh của Muy-ra, theo sau là Na-pô-lê-ông cùng với quân chủ lực. Quân số
của đại quân lúc đó chừng 195.000 người, tức là già nửa tổng số lực lượng
vũ trang của Na-pô-lê-ông, vì Na-pô-lê-ông còn phải để lại 70.000 người ở
ý và số còn lại gần bằng ngần ấy rải rác khắp trên các nước bị chiếm đóng.
Thật ra, số 195.000 người ấy đã phải bổ sung bằng những tân binh được
huấn luyện cấp tốc trong các trại ở hậu phương. Nước Phổ chống lại Na-
pô-lê-ông bằng những lực lượng ít hơn từ 175.000 đến 180.000 người.
Muốn hiểu được tổn thất khủng khiếp cũng như không thể cứu vãn
được đã làm nước Phổ tan tành chỉ sau vài ngày ngắn ngủi, đương nhiên
không thể chỉ chú ý đến quân số chênh lệch không đáng kể giữa đại quân
Pháp với quân đội Phổ, cũng không nên chỉ nhắc đến thiên tài của vị tướng
tổng chỉ huy Pháp hoặc tài năng xuất sắc của các danh tướng của Na-pô-lê-
ông. Lúc đó, người ta được chứng kiến cuộc xung đột của hai hệ thống xã
hội và kinh tế, của hai chế độ chính trị, của hai chiến thuật và tổ chức vũ
trang thuộc những điều kiện của xã hội khác nhau. Một chế độ có tính chất
phong kiến và chuyên chế điển hình, lạc hậu về mặt công nghiệp và chỉ có
một nền kỹ thuật rất thô sơ xung đột với một quốc gia đã căn bản biến đổi
sau cuộc các mạng tư sản thủ tiêu chế độ phong kiến và nông nô.