CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP NAPOLEON BONAPARTE - Trang 174

xtai, bên bờ tả ngạn sông Đa-nuýp và đã giáng cho Moóc-chi-ê một trận
liểng xiểng. Ngày 13 tháng 11, có kỵ binh của Muy-ra đi trước dẫn đường
và cận vệ hộ tống, Na-pô-lê-ông tiến vào Viên và chọn hoàng cung Sơn-
brun làm bản doanh. Trước khi vội vã bỏ chạy khỏi thủ đô, hoàng đế Phran-
xoa nước áo đã gửi cho Na-pô-lê-ông đề nghị đình chiến, nhưng Na-pô-lê-
ông không chấp nhận.

Tất cả hy vọng của khối liên minh từ nay chỉ còn trông vào quân đội

Nga và Nga hoàng, nhưng chính bản thân Nga hoàng thì lại đặt hy vọng
của mình vào sự gia nhập liên minh của nước Phổ. Không bao lâu nữa, tất
cả những hy vọng này sẽ tan như mây khói.

Vào những ngày tháng 10 năm 1805, trong lúc Mắc đang bị hãm ở

trong thành phố Un-mơ sắp sửa đầu hàng, rồi cuối cùng đã phải chịu đầu
hàng thì A-lếch-xan đệ nhất đã có mặt ở Béc-lin và thúc giục Phri-đrích
Vin-hem đệ tam, vua nước Phổ, tuyên chiến với Na-pô-lê-ông. Phri-đrích
cũng ở trong tình trạng hoảng sợ và lưỡng lự như những vương hầu miền
nam nước Đức. Ông ta sợ cả A-lếch-xan lẫn Na-pô-lê-ông. Trong những lời
đe doạ xa xôi, A-lếch-xan cũng đã đi đến chỗ để lộ ra rằng quân đội Nga sẽ
có thể dùng vũ lực để đi qua nước Phổ, nhưng khi vua Phổ chống lại với
một thái độ kiên quyết bất ngờ và chuẩn bị đối phó lại thì A-lếch-xan lại ưa
đấu dịu. Vả lại, lúc ấy có tin rất hợp với ý đồ của A-lếch-xan là Na-pô-lê-
ông đã ra lệnh cho thống chế Béc-na-đốt, trên đường sang áo, đi qua biên
trấn An-xpắc, một thuộc địa của Phổ ở miền nam, như vậy là đã vi phạm
trắng trợn sự trung lập của nước Phổ; Phri-đrích, một mặt bị hành động độc
tài của Na-pô-lê-ông xúc phạm, mặt khác không ngờ tới thắng lợi của đại
quân Na-pô-lê-ông (lúc này, Un-mơ chưa bị thất thủ) nên bắt đầu muốn
tham gia chiến tranh với khối liên minh thứ ba. Theo một mật ước cuối
cùng được ký giữa Phri-đrích và A-lếch-xan, nước Phổ hứa sẽ gửi tối hậu
thư cho Na-pô-lê-ông. Xung quanh việc này, một màn kịch hết sức lố lăng
đã diễn ra: Phri-đrích Vin-hem, hoàng hậu Lu-i-dơ và A-lếch-xan tới lăng
huyệt của Phri-đrích đệ nhị cùng nhau thề thốt tình hữu hảo đời đời.

Cái vô nghĩa của màn kịch ấy, thuộc loại tình cảm mà thời đó người ta

ưa thích, là ở chỗ trước đây nước Nga đã gây ra cũng với chính gã Phri-

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.