CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP NAPOLEON BONAPARTE - Trang 211

đây giao chiến với quân Nga, Na-pô-lê-ông tính ra rằng có thể yêu sách
Tây Ban Nha chừng 15.000 quân, mặc dù không có quyền hoặc một lý do
nào cả, và Tây Ban Nha cũng không ở trong tình trạng chiến tranh với Phổ
hay Nga. Một bức công hàm khẩn cấp được gửi đến Ma-đrít, trong đó Na-
pô-lê-ông lưu ý thủ tướng Tây Ban Nha Gô-đoay về việc 15.000 quân đó
rằng, bản thân họ thì "hoàn toàn vô dụng", nhưng trái lại, đối với Na-pô-lê-
ông có rất nhiều tác dụng. Thế mà cái lý lẽ tưởng chừng không thể có được
ấy - vì chẳng có lý lẽ nào khác - lại đã tỏ ra có sức thuyết phục chính phủ
Tây Ban Nha đến nỗi 15.000 quân được đưa ngay đến cho Na-pô-lê-ông,
một phần sang Đông Phổ, một phần sang miền bắc nước Đức. Tháng 5 năm
1807, Na-pô-lê-ông có dưới quyền tám thống chế và ngần ấy quân đoàn,
với tổng số quân là 228.000 người, không kể độ 170.000 binh lính chiếm
đóng nước Phổ và chưa bị gọi đi tham gia chiến dịch sắp mở vào mùa xuân.
Trong mùa xuân ấy, tình hình tiếp tế được cải thiện. Ngày 26 tháng 5, Đan-
xích đầu hàng thống chế Lơ-phe-vrơ sau một thời gian cầm cự tương đối
dài và người ta thu được ở đó nhiều kho lương thực lớn và quân dụng đủ
các loại.

Giai đoạn kết thúc đến gần. Quân đội Nga, sau trận Ai-lau cũng được

tăng cường thêm về quân số, nhưng trang bị lại kém nhiều so với đại quân
của Na-pô-lê-ông. Trong quân đội Pháp, tất nhiên cũng có nạn tham ô lũng
đoạn: Na-pô-lê-ông đã uổng công trong việc diệt bọn ăn cắp và bọn hối lộ,
bọn đầu cơ và bọn môi giới, bọn tài chính bất lương và bọn lũng đoạn.
Trong cuộc chiến tranh này, Na-pô-lê-ông đã bị thất bại, và ngay ở Pháp
người ta cũng nói rằng tất cả bọn ăn cắp ấy đều chỉ cười khi bọn chúng
nghe thấy người ta tán tụng hoàng đế là "vô địch". Người ta còn nói rằng
quân Pháp sống cực kỳ gian khổ, vất vưởng suốt cả mùa đông năm 1807
trong một vùng hoang tàn, tuy vậy, quân Nga lại còn sống cực khổ hơn
nhiều. Binh lính Nga đói và rét, chết như ruồi.

A-lếch-xan đệ nhất sợ một trận Au-xtéc-lít thứ hai. Từ lâu, trong giới

cầm quyền và triều đình, người ta cho rằng cần thiết phải dốc toàn bộ lực
lượng tinh thần và vật chất của nhân dân Nga để chuẩn bị cuộc chiến đấu
lớn. ý định đó đã mang lại những kết quả rất kỳ lạ. Người ta phổ biến mục

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.