CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP NAPOLEON BONAPARTE - Trang 219

ngài... Tôi sẽ là trợ thủ của ngài chống lại nước Anh". "Nếu như vậy thì hòa
ước đã ký rồi", Na-pô-lê-ông đáp.

Suốt trong thời gian hai vị hoàng đế hội đàm với nhau trên mảng, vua

Phổ trú ở bên bờ sông Ni-ê-men phía quân Nga, luôn luôn hy vọng người ta
sẽ mời cả mình đến nữa. Mãi đến ngày hôm sau, Na-pô-lê-ông mới để cho
vua Phổ vào với cương vị là người thứ ba và đối xử với vua Phổ một cách
khinh miệt nhất. Lúc chia tay, hoàng đế Pháp mời hoàng đế Nga ăn trưa,
không mời vua Phổ và bỏ đi sau khi chỉ hơi khẽ gật đầu chào vua Phổ.
Ngày 26 tháng 6, theo lời yêu cầu của Na-pô-lê-ông, A-lếch-xan qua sông
sang Tin-dít, và từ đó hai người gặp nhau hàng ngày. Lúc đầu, Na-pô-lê-
ông không cho một vị bộ trưởng nào của mình có mặt trong cuộc hội đàm.
Na-pô-lê-ông nói với A-lếch-xan: "Tôi sẽ là thư ký của ngài và ngài sẽ là
thư ký của tôi". Ngay từ lời phát biểu đầu tiên của Na-pô-lê-ông người ta
đã nhìn thấy tình cảnh nước Phổ thật đáng tuyệt vọng biết bao nhiêu. Na-
pô-lê-ông đề nghị rất giản đơn việc phân chia như sau: A-lếch-xan sẽ lấy tất
cả phần phía. Dòng sông Vi-xtuyn, còn Na-pô-lê-ông lấy tất cả phần phía
tây, Na-pô-lê-ông không thèm nói chuyện cả với vua Phri-đrích Vin-hem và
trong những trường hợp hãn hữu mà ông ta cho phép Phri-đrích Vin-hem
đến gần, ông ta nói chuyện công việc thì ít nhưng chửi mắng sỉ nhục thì
nhiều. "Một ông vua nhơ nhuốc, một quốc gia nhơ nhuốc, một quân đội
nhơ nhuốc, một cường quốc lừa dối người và không đáng tồn tại", đó là lời
phát biểu của Na-pô-lê-ông với A-lếch-xan về bạn của A-lếch-xan, về con
người mà Nga hoàng có lúc thề thốt kết nghĩa đồng minh và tình hữu hảo
đời đời trước di hài của Phri-đrích Vin-hem đệ nhị. A-lếch-xan chỉ vừa trả
lời bằng nụ cười mơn trớn và xã giao vừa yêu cầu hoàng đế Pháp rằng,
ngoài tất cả những điều mà người Pháp có thể trách Phổ thì cũng nên để lại
một cái gì của nước Phổ.

Vua Phổ khiếp sợ, sẵn sàng làm tất cả mọi việc, thậm chí còn lợi dụng

cả đến sắc đẹp của vợ mình: ông ta cho triệu gấp hoàng hậu Lu-i-dơ, vốn
đẹp có tiếng, đến Tin-díp. Chính Lu-i-dơ là người mà ngay từ thời kỳ đầu
cuộc chiến tranh với nước Phổ đã bị Na-pô-lê-ông coi như kẻ thù và đã ra
lệnh công kích một cách thô bỉ trên báo chí. Tuy nhiên, trong triều đình

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.