"che giấu nỗi xúc động bằng một sự bình tĩnh giả tạo". Tuy nhiên, chúng ta
sẽ hiểu thêm về A-lếch-xan qua những bằng cớ sau đây.
Trong giới quân sự Nga, người ta luôn luôn coi hòa ước Tin-dít là sự
kiện còn nhục nhã hơn cả những trận thất bại ở Au-xtéc-lít hoặc ở Phrít-lan.
Và về điểm này, quan niệm của tầng lớp quý tộc tự do trẻ tuổi của thế hệ
sau này đều thống nhất với quan niệm của những người đã trực tiếp tham
gia cuộc chiến tranh đó.
Trong một bài thơ của Pu-skin (1824), A-lếch-xan gặp lại Na-pô-lê-
ông trong giấc mộng:
"Na-pô-lê-ông xuất hiện
Hệt như khi quét những đạo quân phương Bắc
Trên chiến trường Au-xtéc-lít xa xôi,
Lúc người Nga học chạy để giữ lấy sống còn.
Và Na-pô-lê-ông còn xuất hiện,
Hệt như kho ở vùng Tin-dít,
Với bàn tay của người chiến thắng
Na-pô-lê-ông hiến dâng
Hòa bình và hổ nhục
Cho vị Sa hoàng trẻ tuổi"
Chỉ sau Cách mạng, người ta mới dám in nguyên văn những câu thơ
đó, cho trong hầu hết những lần xuất bản trước người ta đã in ra những câu
thơ đã sửa lại cho nhẹ đi ("Hòa bình hay hổ nhục") và làm sai lạc cả tư
tưởng Pu-kin.
Dù sao chăng nữa, khát vọng của A-lếch-xan đã được thực hiện không
khó khăn, khổ sở như ông ta đã tưởng. Ngay khi hai vị hoàng đế cùng bước
xuống mảng, Na-pô-lê-ông ôm choàng lấy A-lếch-xan và cả hai đều bước
vào một nhà lều rồi bắt đầu hội đàm ngay với nhau trong gần hai tiếng
đồng hồ. Cả hai vị hoàng đế không ai kể lại tỉ mỉ cuộc gặp gỡ, nhưng bọn
tùy tùng đứng ngoài đã tiết lộ ra một vài câu chuyện và đương nhiên là nội
dung chính của cuộc hội đàm này được ghi lại trong bản hòa ước sẽ ký
trong mấy ngày sắp tới. Na-pô-lê-ông hỏi: "Tại sao hai nước chúng ta đánh
nhau? " A-lếch-xan nói: " Thưa ngài, tôi căm ghét người Anh cũng như