Chương X
Từ Tin-dít đến Va-gram 1807-1809
Trên đường từ Tin-dít về Pa-ri, Na-pô-lê-ông được toàn nước Đức đón
rước với lòng hâm mộ đầy tính chất nô lệ. Hình như quyền lực của Na-pô-
lê-ông đã lên tới mức độ mà chưa một đế vương nổi tiếng nào trong lịch sử
đạt được. Là hoàng đế chuyên chế của đế quốc Pháp rộng lớn, bao gồm Bỉ,
Tây Đức, Pi-ê-mông, Giên; là vua nước ý là người bảo hộ (thực tế là chúa
tể) những đất đai rộng lớn của Liên bang sông Ranh, cộng cả xứ Xắc-xơ
vừa mới sáp nhập; là kẻ thống trị nước Thuỵ Sĩ; Na-pô-lê-ông cũng là đế
vương chuyên chế ở nước Hà Lan và ở vương quốc Na-plơ y như trong đế
chế của mình, vì Na-pô-lê-ông đã đặt em là Lu-i và anh là Giô-dép ngồi lên
trên ngai vàng của hai nước ấy; cũng như ở tất cả miền trung và một phần
miền Bắc nước Đức, Na-pô-lê-ông đã giao cho người em thứ ba là Giê-rôm
cai trị với danh hiệu là vương quốc Vét-xpha-li; cũng là đế vương một bộ
phận lớn thuộc những đất đai cũ của dòng họ Háp-xbua mà Na-pô-lê-ông
đã tước của nước áo và giao cho vua xứ Ba-vi-e là nước chư hầu của mình;
cũng là đế vương trên bờ biển miền bắc châu Âu, nơi quân đội của Na-pô-
lê-ông đang chiếm đóng các thành phố Hăm-bua, Brêm, Lu-i-dơ-bếch,
Đan-xích, Cơ-ni-xbéc và ở Ba Lan thì quân đội của nó vừa mới thành lập
được đặt dưới quyền chỉ huy của thống chế Đa-vu và tuy danh nghĩa là
quốc vương xứ Xắc-xơ nhưng thực ra chỉ là một chư hầu và một người tôi
tớ của Na-pô-lê-ông với danh hiệu là Đại công tước.
Ngoài ra, đảo I-ô-niêng, thành phố Cát-ta-rô và một phần bờ biển A-
đri-a-tích, dọc theo bán đảo Ban-căng, cũng thuộc về Na-pô-lê-ông. Nước
Phổ, bị thu hẹp trong một khu vực nhỏ bé và quân đội bị hạn chế gắt gao,
run sợ mỗi khi Na-pô-lê-ông hé miệng, và còng lưng đóng góp đủ các loại