thuế má; nước áo câm lặng và chịu khuất phục; nước Nga đã liên minh chặt
chẽ với nước Pháp. Duy chỉ còn nước Anh là tiếp tục đấu tranh.
Về tới Pa-ri, với sự giúp đỡ của bộ trưởng tài chính Gô-đanh và bộ
trưởng ngân khố Mô-liêng, Na-pô-lê-ông đã tiến hành hàng loạt cuộc cải
cách quan trọng nhằm tổ chức lại nền tài chính, thuế trực thu và gián thu,
v.v., nhờ vậy , số thu nhập trong đất đai của hoàng đế (từ 750 đến 770
triệu), cưỡng đoạt được do sự bóc lột tàn nhẫn nhân dân Pháp và các nước
tay chân, đủ cho các khoản chi tiêu, kể cả những khoản trù trước để chi vào
việc nuôi dưỡng quân đội khi xảy chiến tranh. Đó là một đặc điểm của nền
tài chính dưới thời Na-pô-lê-ông: Na-pô-lê-ông coi các khoản chi phí về
chiến tranh như "các khoản chi thông thường", không có chút gì là đặc biệt
cả. Ngân sách của Nhà nước được đảm bảo chắc chắn và Ngân hàng Pháp
thành lập dưới thời Na-pô-lê-ông (còn tồn tại đến bây giờ cùng với những
điều lệ đó) chỉ trả 4% lãi cho các tồn khoản, chứ không trả 10% như năm
1804 và 1805 vẫn còn thi hành. Nước ý , với danh nghĩa là vương quốc
"độc lập" của nước Pháp, hàng năm phải nộp cho nước Pháp một khoản
đảm phụ 36 triệu phrăng vàng, và Na-pô-lê-ông nhà vua hào hiệp của nước
ý, lại hào hiệp nộp hết cho hoàng đế của người Pháp tức là Na-pô-lê-ông.
Còn những khoản chi tiêu về hành chính của nước ý thì do những khoản
thu nhập của bản thân nước ý trang trải. Đại diện của Na-pô-lê-ông ở ý là
một phó vương, không phải ai xa lạ mà chính là Rơgien đơ Bô-hác-ne, con
riêng của vợ Na-pô-lê-ông. Tất nhiên là nước ý phải chịu mọi khoản phí tổn
nuôi dưỡng quân đội Pháp đóng ở trên đất nước. Các nước khác, đặt dưới
quyền cai trị trực tiếp hay gián tiếp của Na-pô-lê-ông, đều phải nộp những
khoản đảm phụ tương tự như vậy, nhất là những khoản chi phí về nuôi
dưỡng quân đội Pháp. Với số vàng bòn rút ở các nước bị trị, với các khoản
đảm phụ và các khoản cống nộp khác đã qui định cho các nước ấy, Na-pô-
lê-ông đúc tiền một cách đều đặn ở Pháp, và số tiền vàng đó được dùng
trong việc lưu thông buôn bán. Việc cải cách tiền tệ do Na-pô-lê-ông khởi
thảo từ thời kỳ Tổng tài, đã hoàn thành vào năm 1807, sau khi ở Tin-dít về.
Na-pô-lê-ông cũng định dùng nhiều biện pháp để chấn hưng nền kỹ
nghệ Pháp, nhưng về mặt này tình hình phức tạp hơn; những cải cách đã