Các cuộc đàm phán bắt đầu tiến hành. Hoàng đế Phran-xoa mất tinh
thần, bây giờ nguyền rủa những kẻ nào trong suốt một năm rưỡ i trời đã xúi
hoàng đế gây nên cuộc chiến tranh khủng khiếp này, cuộc chiến tranh đẫm
máu không hề có ở áo kể từ cuộc chiến tranh 30 năm. (Chiến tranh 30 năm
còn gọi là cuộc chiến tranh tôn giáo; nổ ra ở Bô-hêm vào năm 1618 và đến
năm 1648 thì kết thúc bằng hoà ước Vét-xpha-len. Trong chiến tranh này,
một bên là chư hầu tôn giáo, một bên là hoàng đế Đức và liên minh Cựu
giáo. Đa số các nước châu Âu đều bị lôi cuốn vào chiến tranh khiến nó trở
thành cuộc đại chiến lần thứ nhất trên toàn châu Âu. Hòa ước Vet-xpha-len
đánh dấu sự thất bại hoàn toàn của hoàng đế Đức và thắng lợi hoàn toàn
của chư hầu đến nay;) do đó Phran-xoa sẵn sàng chịu đựng những sự hy
sinh lớn lao. Người ta sợ hãi nhắc lại cái hình phạt mà Na-pô-lê-ông đã thi
hành đối với giáo hoàng ngay trước lúc đánh trận Va-gram. Vậy thì, sau
trận Va-gram, Na-pô-lê-ông sẽ làm gì nước áo?
Tham vọng của Na-pô-lê-ông còn nhiều gấp bội so với thời kỳ sau
trận Au-xtéc-lít. Ông ta đòi nhượng lại nhiều tỉnh khác của nước áo: Ca-
ranh-xi, Các-ni-ô-lo, It-xtơ-ri, Tơ-ri-ét và cả vùng Tơ-ri-ét, một phần đất
đai rộng lớn của nước áo về phía tây và tây - bắc của đế quốc này, vài
khoảng đất đai thuộc Ga-li-xi, và một khoảng chiến phí là 134 triệu phlô-
ranh vàng. Người áo đã mà cả, kêu xin, giở ngón một cách vô ích. Kẻ chiến
thắng lòng gang dạ sắt chỉ giảm số tiền chiến phí xuống 85 triệu và nhượng
bộ đôi chút đáng kể về điều kiện đất đai. Trong suốt thời gian đàm phán,
Na-pô-lê-ông ngự ở Sơn-brun. Một sự quy phục hoàn toàn nhất bao trùm
lên thành Viên và trên toàn cõi nước áo bị chiếm đóng. Ngọn lửa hy vọng
được khuấy động lên bởi trận ét-xlin đã bị dập tắt ở áo và ở Đức. Na-pô-lê-
ông còn cho ghi vào bản dự thảo hòa ước điều khoản cấm áo duy trì một
đội quân quá 150.000 người. Hoàng đế Phran-xoa cũng phải chấp nhận.
Ngày 12 tháng 10, Na-pô-lê-ông đi duyệt đội cận vệ trước cung điện
Sơn-brun. Các cuộc duyệt binh đó thường vẫn thu hút được (và đặc biệt là
những ngày hội) số đông công chúng ở rất xa xôi háo hức đến xem con
người Na-pô-lê-ông, con người đã gợi ở khắp nơi một sự tò mò khao khát.
Ông hoàng đế vui lòng cho đám đông ấy đến xem các cuộc phô trương lực