CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP NAPOLEON BONAPARTE - Trang 292

các pháo đài Phổ và cũng không hứa hẹn chắc chắn một điều gì, Sau tất cả
những sự việc ấy thì người ta không lấy gì làm lạ khi thấy Na-pô-lê-ông, để
chuẩn bị chiến tranh với nước Nga, đã đột nhiên buộc nước Phổ phải đưa
quân tham chiến; nước Phổ đã tuân lệnh , song không phải nó không có
nhiều bề do dự, vả lại chính vì vậy mà hoàng đế đã phải cho chấm dứt ngay
tức khắc những sự do dự ấy: ngày 14 tháng 11 năm 1811, Na-pô-lê-ông chỉ
thị cho thống chế Đa-vu phải sẵn sàng để khi có lệnh là tiến ngay vào nước
Phổ và đặt toàn nước Phổ dưới sự chiếm đóng của quân đội Pháp. Ngày 24
tháng 2 năm 1812, một hiệp định đã được ký kết ở Pa-ri, theo hiệp định ấy
nước Phổ cam kết đứng về phía Na-pô-lê-ông để tham chiến trong bất kỳ
một cuộc chiến tranh nào mà Na-pô-lê-ông tiến hành.

Ngay sau đó, Na-pô-lê-ông hướng về phía nước áo. Công việc này

được giải quyết chẳng khó khăn gì lắm. Sau trận Va-gram và hoà ước Sơn-
brun, chính phủ áo đã khiếp đảm; sau khi Na-pô-lê-ông kết hôn với Ma-ri
Lu-i-dơ, Mét-te-ních và các chính khách khác có tiếng tăm của áo đã cho
rằng đi theo đường lối của Na-pô-lê-ông là có lợi, ngỡ là có thể xin xỏ kẻ
chiến thắng được chút gì để bù vào chỗ mất mát một số tỉnh. Na-pô-lê-ông
có thể đánh nước áo từ mặt phía tây và phía bắc qua xứ Ba-vi-e và xứ Xắc-
xơ, từ mặt trận phía nam, từ các tỉnh I-ly-ri , nghĩa là từ Các-ni-on và Ca-
ranh-xi và từ vương quốc ý đánh vào. Na-pô-lê-ông có thể tràn tới từ phía
đông bắc, từ Ba Lan (qua xứ Pha-li-xi). Đế quốc và các chư hầu của Na-pô-
lê-ông bao vây và thiết chặt nước áo bốn bề.

Nỗi lo sợ bị xâm chiếm và những niềm hy vọng đặt vào lượng bao

dung của anh chàng rể uy quyền vô thượng của mình đã làm cho hoàng đế
Phan-xơ trở thành một tên đày tớ dễ bảo của Na-pô-lê-ông chẳng kém gì
Phri-đrich Vin-hem đệ tam đang kinh sợ khiếp đảm. ở Viên cũng vậy, trong
mấy năm nay Na-pô-lê-ông chỉ nghe thấy dội đến tai những lời xu nịnh hèn
hạ. Năm 1811, khi hoàng hậu Ma-ri Lu-i-dơ sinh được một đứa con trai, kẻ
kế tiếp nghiệp đế chế Na-pô-lê-ông, thì ở Viên, để tỏ lòng sùng ái sâu sắc
nhất đối với triều đình, người ta cho xuất bản một bức tranh vẽ Đức mẹ
Đồng trinh với những đặc điểm của Ma-ri Lu-i-dơ ôm trong lòng một chú
bé Giê-du mà gương mặt là ông "vua la mã" trẻ tuổi và ở trên những nhân

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.