CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP NAPOLEON BONAPARTE - Trang 290

của nước áo và Va-gram, sau hòa ước Sơn-brun và sau khi Na-pô-lê-ông
kết hôn với Ma-ri Lu-i-dơ nước Phổ thấy những hy vọng phục quốc cuối
cùng của mình đã bị tan: nước áo hình như đã hoàn toàn và dứt khoát đi
theo đường lối chính trị của Na-pô-lê-ông. Trông cậy ai giúp đỡ bây giờ và
căn cứ vào đâu mà đặt hy vọng? Vào sự bất hòa đang chớm nở giữa Na-pô-
lê-ông và nước Nga chăng? Nhưng nó tiến triển quá chậm và từ sau trận
Au-xtéc-lít và Phrít-lan người ta đã không còn tin tưởng vào lực lượng của
nước Nga như ngày trước nữa.

Ngay từ những ngày đầu của năm 1810, đã bắt đầu có tin đồn dữ;

người ta gán cho Na-pô-lê-ông có ý định đơn giản bằng một bản sắc lệnh
hoặc đem chia cắt nước Phổ cho đế quốc Pháp, cho vương quốc Vét-xpha-
li của Giê-rôm Bô-na-pác và cho các xứ Xắc-xơ, chư hầu của Na-pô-lê-
ông, hoặc là bằng cách bỏ triều đại Hô-hen-xon-le, đưa một người họ hàng
hay một thống chế nào đó của triều đại ấy lên thay thế. Ngày 9 tháng 6 năm
1810, sau khi Na-pô-lê-ông ra sắc lệnh sáp nhập nước Hà Lan để làm thành
chín quận mới của đế quốc Pháp, sau khi các thành phố Hăm-bua, Brêm,
Lu-bếch, các công quốc Lau-en-hua, On-đen-bua, Đan-dan, An-ren-be và
nhiều quốc gia khác cũng bị sáp nhập một cách nhẹ nhàng như vậy, và sau
khi đã chiếm xong toàn bộ bờ biển miền bắc nước Đức từ Hà Lan đến Hon-
xtai, thì thống chế Đa-vu , trong một bản bố cáo nhằm an ủi nhân dân các
nước bị sáp nhập có tuyên bố rằng nền độc lập của họ chỉ là một sự tưởng
tượng thì vua Phổ lúc đó nghĩ rằng ngày cuối cùng của triều đại mình đã
đến. Sự độc lập của nhà vua cũng vậy chỉ là "tưởng tượng" và nhà vua biết
rằng tại Tin-dít, Na-pô-lê-ông đã tuyên bố rõ ràng là sở dĩ ông ta không
gạch tên nước Phổ trên tấm bản đồ châu Âu thì duy nhất chỉ vì nể ông Sa
hoàng của nước Nga. Nhưng đến năm 1810-1811; quan hệ giữa Na-pô-lê-
ông và Sa hoàng đã tan vỡ một cách nhanh chóng và không còn vấn đề "vì
nể" gì nữa. Đến cuối năm 1810, bất chấp tất cả Na-pô-lê-ông đã đuổi công
tước On-đen-bua ra khỏi đất nước và sáp nhập xứ ấy vào đế quốc Pháp,
mặc dầu con trai và là người kế nghiệp của vị công tước ấy đã kết hôn với
ê-ca-te-ri-na, em gái A-lếch-xan.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.