CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP NAPOLEON BONAPARTE - Trang 288

Chính A-lếch-xan cũng nghĩ rằng chiến tranh không sao tránh khỏi,

cho nên đã đi tìm đồng minh và thương lượng với Béc-na-đốt, một thống
chế của Na-pô-lê-ông nay đã là hoàng tử kế nghiệp ở Thụy Điển và trở
thành kẻ thù của chủ cũ. Ngày 15 tháng 8 năm 1811, trong buổi chiêu đãi
trọng thể đoàn ngoại giao đến chúc mừng Na-pô-lê-ông nhân dịp kỷ niệm
ngày sinh Na-pô-lê-ông, Na Pô-lê-ông dừng lại trước mặt đại sứ Nga là
hoàng thân Cu-ra-kin, thốt ra những lời lẽ giận dữ, đầy hăm doạ. Hoàng đế
buộc tội A-lếch-xan đã bội ước liên minh và có những hành động cừu địch,
"chúa của ông muốn gì?" Na-pô-lê-ông hỏi bằng giọng nạt nộ. Sau đó Na-
pô-lê-ông đề nghị với Cu-ra-kin ký kết một bản thỏa hiệp nhằm làm tiêu
tan mọi sự hiểu lầm giữa nước Nga và đế quốc Pháp. bối rối và lúng túng,
Cu-ra-kin trả lời là không có đủ thẩm quyền. Na-pô-lê-ông thét lên:
"Không có đủ thẩm quyền à? Thế thì thỉnh thị đi!. .. Tôi không muốn chiến
tranh, tôi không muốn phục hưng nước Ba Lan, nhưng các ông, các ông
muốn buộc chặt công quốc Vác-sa-va và Đan-xích vào nước Nga.. Chừng
nào những ý đồ bí mật của triều đình ông còn chưa được sáng tỏ, tôi còn
chưa ngừng tăng cường quân đội đóng ở nước Đức!" Rồi không thèm nghe
những lời biện bạch và thanh minh của Cu-ra-kin, hoàng đế tiếp tục phát
biểu ý kiến của mình bằng đủ mọi cách và bác bỏ tất cả những lời tố cáo
của Cu-ra-kin.

Sau màn kịch ấy, ở châu Âu không ai còn nghi ngờ gì về việc phải dự

phòng một cuộc chiến tranh sắp tới. Na-pô-lê-ông biến dần dần toàn bộ
nước Đức chư hầu thành một căn cứ quân sự xâm lược to lớn. Đồng thời,
Na-pô-lê-ông cũng quyết định bắt buộc nước áo và nước Phổ, hai nước này
duy nhất trên lục địa còn được coi là độc lập, tuy rằng về mặt chính trị
nước Phổ đã hoàn toàn lệ thuộc vào Na-pô-lê-ông, phải liên minh với mình.
Cuộc liên minh quân sự này phải được thực hiện ngay trước khi xâm lược
nước Nga.

Nước Phổ đã trải qua những thời kỳ vô cùng gay go dưới ách thống trị

của Na-pô-lê-ông. Tuy nhiên, cho đến cả thời kỳ tiếp theo ngay sau khi ký
hòa ước, vào năm 1807-1808, người ta cũng chưa bao giờ thấy nước ấy
chìm đắm trong cơn bệnh hốt hoảng mãn tính đến như thời kỳ sau trận Va-

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.