những sự phản kháng và bất bình của Na-pô-lê-ông đã diễn ra dưới hình
thức nhục mạ thậm tệ, xúc phạm A-lếch-xan; thứ tư là sát nhập những lãnh
thổ của các nước khác mà Na-pô-lê-ông tuỳ ý thực hiện trong những năm
1810-1811 bằng cách hạ tay ký một chữ là xong đã làm cho A-lếch-xan lo
lắng và tức giận. Uy quyền không hạn độ của Na-pô-lê-ông tự bản thân nó
luôn luôn là một sự uy hiếp treo trên đầu các nước chư hầu, trong số đó, kể
từ sau trận Tin-dít, đương nhiên là có A-lếch-xan (Sa hoàng biết điều đó).
Người ta nói mỉa mai đến những ân huệ nhỏ nhặt mà Na-pô-lê-ông đã ban
cho A-lếch-xan năm 1807, bằng cách tặng Nga hoàng thành phố Bi-ê-lốt-
xtốc của Phổ và năm 1809, một mẩu đất của áo ở biên thùy xứ Ga-li-xi.
Người ta nói Na-pô-lê-ông đã đối xử với A-lếch-xan cũng như trước đây
các Sa hoàng đối xử với các triều thần trung thành của mình, khi có công
lao thì ban thưởng cho một số "thần dân".
Khi dự kiến kết hôn của Na-pô-lê-ông với quận chúa An-na Páp-lốp-
na không thành thì lần đầu tiên ở khắp châu Âu người ta nói đến sự bất hòa
nghiêm trọng sắp tới giữa hai vị hoàng đế. Sự kết hôn của Na-pô-lê-ông với
con gái vua Phran-xơ nước áo được hiểu như sự thay thế cho cuộc liên
minh Pháp -Nga bằng cuộc liên minh Pháp- áo. Những bằng cớ chính xác
cho phép xác định rằng Na-pô-lê-ông không những bắt đầu nói thẳng đến
cuộc chiến tranh với Nga, mà còn nghiên cứu vấn đề ấy một cách nghiêm
chỉnh ngay từ tháng giêng năm 1811, khi Na-pô-lê-ông được biết tin về
biểu thuế quan mới của nước Nga. Biểu thuế quan mới này nâng lên khá
cao mức thuế nhập khẩu đánh vào rượu vang, tơ lụa, nhung và những hàng
xa xỉ khác, tức là những mặt hàng chủ yếu từ Pháp xuất khẩu sang Nga.
Na-pô-lê-ông đã phản đối. Người ta đã trả lời Na-pô-lê-ông rằng tình hình
trầm trọng của nền tài chính nước Nga đã buộc phải làm như vậy. Và biểu
thuế ấy vẫn được thi hành. Ngày càng nhiều những sự khiếu nại về việc
nước Nga cho nhập khẩu một cách quá dễ dàng các sản phẩm thuộc địa chở
trên các tàu kéo cờ trung lập nhưng thực tế của nước Anh. Na-pô-lê-ông tin
chắc chắn rằng nước Nga bí mật nhập cảng hàng hóa của Anh rồi bán tràn
sang Đức, áo, Ba Lan, vì vậy mà cuộc phong tỏa chẳng còn hiệu lực gì hết.