và châu Âu, là hữu cơ, chứ không phải ngẫu nhiên mà trong tư tưởng bọn
đại lãnh chúa Nga, hình ảnh đứa con ấy của giáo sĩ - kẻ đã đặt ra những kỳ
thi cho viên chức và muốn đuổi giới quý tộc ra khỏi bộ máy nhà nước để
giao cho những người bình dân, những người của nhà thờ và các thương
nhân - được gắn liền với cái anh người Pháp đi ăn cướp đang làm phá sản
cùng cái giai cấp quý tộc Nga ấy bằng cuộc phong tỏa lục địa và, trước mặt
con người ấy, Sa hoàng cùng với bầy cận thần đã phải đến chào mừng ở éc-
phua, giống như những Sa hoàng thời xưa đối với vua chúa Tác-ta. Đó là
đường lối có tính chất cương lĩnh của phe đối lập ở trong triều và trong giai
cấp quý tộc ở Pê-tec-bua và ở Mát-xcơ-va, mà bọn họ đã triệt để đeo đuổi
suốt những năm 1808-1812, và sự đối lập ấy đã được biểu lộ mãnh liệt
trong việc chống lại chính sách đối nội cũng như đối ngoại của Sa hoàng và
của thượng thư Xpê-ran-xki. Chỉ riêng tình hình ấy cũng đã đủ làm cho sự
liên minh Pháp - Nga mất hết cơ sở vững bền.
Trong những phòng khách của bọn quý tộc, người ta chỉ trích sự sáp
nhập đất Phần Lan cướp của Thụy Điển, vì việc ấy đã làm theo ý muốn của
Na-pô-lê-ông, và người ta cũng không muốn nhận xứ Ga-li-xi, nếu đó là sự
đền bù cho Nga trong việc Nga đã giúp đỡ gã Bô-na-pác khả ố chống nước
áo năm 1809. Người ta tìm mọi cách để tỏ sự lạnh nhạt của mình đối với
viên đại sứ Pháp Cô-lanh-cua, và Sa hoàng càng tỏ rõ hòa hảo và ân cần
với viên đại sứ bao nhiêu thì giới quý tộc của Pê-tec-bua "mới" và đặc biệt
là giới quý tộc ở Mát-xcơ-va cũ lại càng tỏ thái độ hằn học rõ rệt với viên
đại sứ ấy bấy nhiêu.
Nhưng vào cuối năm 1810, A-lếch-xan thôi không chống lại cái trào
lưu đương thắng thế ấy nữa. Trước hết vì A-lếch-xan đã tỉnh ngộ khám phá
ra rằng những lời nói của Na-pô-lê-ông về sự bành trướng ảnh hưởng của
Nga ở phương Đông, ở Thổ Nhĩ Kỳ cuối cùng chỉ là những lời nói suông;
hai là vì Na-pô-lê-ông vẫn không rút quân ra khỏi nước Phổ và nhất là đang
cùng với Ba Lan tiến hành một âm mưu nào đó, không từ bỏ ý định phục
hưng nước Ba lan, điều đó đe dọa sự toàn vẹn biên giới của nước Nga đang
lo ngại rằng mình có thể bị cướp đoạt mất đất Lít-va; thứ ba là đối với
những thiếu sót của Nga trong khi thi hành cuộc phong tỏa lục địa thì