CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP NAPOLEON BONAPARTE - Trang 30

Chương II

Chiến dịch nước ý 1796-1797

Từ ngày được Ba-ra và nhiều nhân vật quan trọng khác của chế độ tin

dùng, nghĩa là sau khi dẹp xong cuộc phiến loạn của bọn quân chủ vào
ngày 13 Tháng Hái nho, Bô-na-pác cố gắng thuyết phục những nhân vật ấy
về sự cần thiết phải ngăn ngừa một cuộc liên minh mới của các cường quốc
chống lại nước Pháp, phải mở một cuộc tiến công và ở nước áo và đồng
minh của áo là nước ý, và muốn thế, phải xâm chiếm miền bắc nước ý .
Thật ra, đó không phải là một khối liên minh mới mà vẫn là khối liên minh
cũ thành lập từ năm 1792, và năm 1795, nước Phổ đã rút khỏi khối liên
minh ấy sau khi đã ký một hoà ước riêng với nước Pháp ở Ban-lô. Nhưng
vẫn còn lại các nước áo, Anh, Nga, vương quốc Xác-đe-nhơ, vương quốc
Hai Xi-xin và một số các quốc gia Đức (Vua-tem-be, Ba-vi-e, Ba-dơ, v.v.).
Vì toàn thể châu Âu lúc bấy giờ có thái độ thù địch với Viện Đốc chính,
nên Viện Đốc chính cho rằng chiến trường chính của chiến dịch sắp tới, vào
mùa xuân và mùa hạ năm 1796, phải là miền tây và tây-nam nước Đức và
qua những miền đó, người Pháp sẽ cố gắng tiến vào những vùng thực sự là
đất áo. Viện Đốc chính đã chuẩn bị cho chiến dịch này những đội quân tinh
nhuệ nhất do những nhà chiến lược lỗi lạc nhất chỉ huy, đứng đầu là tướng
tổng chỉ huy Mo-rô. Đối với đạo quân này, người ta không tiếc một thứ gì,
trang bị của nó được tổ chức thật tuyệt vời và chính phủ Pháp tin cậy trước
nhất vào nó.
Đối với những đề nghị khẩn khoản của tướng Bô-na-pác về việc xâm chiếm
miền bắc nước ý bằng con đường từ các tỉ nh Pháp giáp phía nam, Viện
Đốc chính tỏ ra không tán thành mấy kế hoạch đó.

Nhưng dầu sao người ta cũng phải nhận rằng như vậy sẽ có tác dụng

nghi binh, buộc triều đình Viên phải phân tán lực lượng và không chú ý tới

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.