CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP NAPOLEON BONAPARTE - Trang 31

chiến trường chính của cuộc chiến tranh sắp diễn ra. Để đạt mục đích ấy,
người ta đã quyết định dùng mấy chục nghìn quân đóng ở phía nam làm
cho quân áo và đồng minh của áo, vua Xác-đe-nhơ, phải lo lắng. Khi đặt ra
vấn đề ai sẽ là chỉ huy trưởng ở mặt trận thứ yếu đó, thì Các-nô (không
phải là Ba-ra như bấy lâu người ta vẫn khẳng định) chỉ định Bô-na-pác.
Những vị đốc chính đều đồng ý ngay, vì các vị tướng có tiếng tăm nhất và
có địa vị nhất chẳng ai màng đến chức trách đó. Quyết định bổ nhiệm Bô-
na-pác làm chỉ huy trưởng đạo quân đi đánh nước ý ký ngày 23 tháng 2
năm 1796 và ngày 11 tháng 3, vị tướng tổng chỉ huy mới đi nhận nhiệm vụ.

Trong lịch sử của Na-pô-lê-ông, cuộc chiến tranh đầu tiên này, do Na-

pô-lê-ông điều khiển, bao giờ cũng vẫn chói lọi. Năm 1796, tên tuổi của
Na-pô-lê-ông đã bay đi khắp châu Âu, để rồi từ đó không bao giờ rời vũ đài
lịch sử nữa. "Gã này còn đi xa, đã đến lúc cần phải chặn hắn lại", đó là lời
của Xu-vô-rốp nói vào giữa lúc chiến dịch nước ý của Bô-na-pác đang diễn
ra ác liệt. Xu-vô-rốp đã là một trong những người đầu tiên phát hiện cơn
dông tố làm cho châu Âu phải điêu đứng trong một thời gian rất dài vì
những sấm sét của nó.
Tới đơn vị, qua kiểm tra, Bô-na-pác biết ngay tại sao những viên tướng có
thế lực nhất của nền Cộng hoà Pháp lại tơ ra không thiết tha gì lắm với
chức chỉ huy này. Quân đội ở vào tình trạng đến nỗi trông không khác gì
một đám đói rách. Chưa bao giờ người ta thấy cái tệ bóc lột và ăn hối lộ
dưới đủ mọi hình thức lại hoành hành quá dữ dội như vậy và điều đó cũng
chưa bao giờ thấy xảy ra trong ngành hậu cần Pháp trong những năm cuối
cùng của Hội nghị Quốc ước Tháng Nóng và dưới thời của Viện Đốc chính.
Đúng là Pa-ri cung cấp rất ít cho đạo quân này, nhưng ngay "cái ít đó" cũng
lại bị tham ô một cách nhanh chóng và trắng trợn. Người ta không biết
43.000 quân đóng ở Ni-xơ hoặc ở những vùng lân cận đã ăn và mặc ra sao.
Vừa mới đến, Bô-na-pác đã được báo cáo là ngày hôm trước có một tiểu
đoàn không chấp hành lệnh di chuyển vì không ai có giày. Đạo quân bị bỏ
quên và bị bỏ rơi không những bị suy nhược về thể chất lại còn đèo thêm cả
một sự lỏng lẻo về kỷ luật. Binh lính chẳng còn ngờ vực gì nữa, chính mặt
họ đã trông thấy ở chỗ nào cũng có tệ ăn cắp gây ra cho họ biết bao đau

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.