CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP NAPOLEON BONAPARTE - Trang 359

rơi quanh người , nhưng Na-pô-lê-ông vẫn ngồi đó rất lâu, chìm đắm trong
những ý nghĩ riêng. Trong chiến dịch năm 1813 này, Na-pô-lê-ông thường
xông pha vào nơi nguy hiểm và nhất là trong những trường hợp không cần
thiết một chút nào, điều đó trước đây Na-pô-lê-ông không bao giờ làm và
đã phản lại quan niệm của Na-pô-lê-ông về vị trí của một người tướng tổng
chỉ huy ở ngoài mặt trận. Những người ở gần Na-pô-lê-ông cũng nghĩ rằng
ông thầm tìm cái chết và cố che giấu mọi người. Hầu như suốt trong thời
gian quân Pháp truy kích, quân nga và quân Phổ đã dùng pháo bắn lại rất
mãnh liệt để yểm hộ cuộc rút lui của họ, nhưng Na-pô-lê-ông ngang nhiên
đi với đội tiền vệ, ở chỗ nguy hiểm nhất, mặc dầu về mặt quân sự ông
không cần thiết phải có mặt ở đó.

Sau trận Bau-xen và sau vài ngày truy kích, hai bên tham chiến đã

chấp nhận đề nghị hòa giải của nước áo do Mét-te-ních đề xướng và, ngày
4 tháng 6 năm 1813, ký hiệp nghị đình chiến Plai-dơ-vít.

Mặc dầu, theo đề nghị của Mét-te-ních, bên phe Liên minh cũng như

Na-pô-lê-ông đã thỏa thuận cử đại diện toàn quyền của mình đến Pra-ha để
đàm phán, nhưng khi ký hiệp định đình chiến, cả hai bên đều không muốn
có hòa bình thật sự. Quân Liên minh biết rằng trước trận Lút-xen và Bau-
xen, Na-pô-lê-ông đã không chịu nhượng bộ một chút nào thì bây giờ, sau
khi đã chiến thắng hai trận, lại càng không chịu; còn về phía mình, nếu như
A-lếch-xan đã bằng lòng ký hiệp định đình chiến thì đó chỉ vì Bác-clây đơ
Tô-li đã tuyên bố dứt khoát là sau những thất bại, quận đội cần phải được
hồi phục, củng cố đội ngũ và tăng viện Na-pô-lê-ông cũng vậy, ông ta thỏa
thuận đình chiến cũng chỉ nhằm tăng cường quân đội của mình để có thể đè
bẹp quân Liên minh một lần cho rồi. Đồng ý hoãn chiến, Na-pô-lê-ông đã
phạm một sai lầm tai hại vì sự đình chiến chỉ có lợi cho đối phương, chứ
không có lợi cho Na-pô-lê-ông, và vì nó cũng là một trong những nguyên
nhân làm cho nước áo từ bỏ vai trò trung gian hoà giải của nó để nhảy sang
hàng ngũ Liên minh.

Đáng lấy làm lạ khi người ta nhận thấy rằng quân Liên minh đã không

nhận ra được sai lầm ấy của Na-pô-lê-ông, tuy rằng, sau đó khá nhiều năm,
các tướng lĩnh của họ (Nga và Phổ, cũng như thái tử nước Thuỵ Điển Béc-

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.