những quy định sẵn thì Na-pô-lê-ông đã nói rằng: "Chà, ngài cố tình, ngài
vẫn cứ muốn cưỡng bức tôi. Này, ngài Mét-te-ních, nước Anh đã đãi ngài
bao nhiêu để gây chiến với tôi. Thôi được! Chiến tranh thì chiến tranh !
Nhưng thôi, xin tạm biệt, gặp nhau ở Viên !". Trong cơn thịnh nộ, Na-pô-
lê-ông còn hỏi Mét-te-ních rằng nước Anh đã cho ông ta bao nhiêu để đóng
vai trò này với Na-pô-lê-ông.
Khi Mét-te-ních cáo từ và đi ra thì thống chế Béc-ti-ê - một người rất
khao khát hòa bình và coi những điều kiện mà Mét-te-ních đưa ra là những
điều hoàn toàn có thể chấp nhận được và rất vẻ vang - đã hỏi Mét-te-ních
về kết quả cuộc hội đàm. "Tôi cam đoan với ông rằng thủ lĩnh của ông mất
trí rồi " - Mét-te-ních đáp.
Mặc dầu cảnh kịch ấy đã diễn ra (trong đó, ngoài những lời tuyên bố
khác ra, Na-pô-lê-ông còn nói rằng ông ta đã gia ơn cho nước áo khi kết
hôn với Ma-ri Lu-i-dơ, và đó là một "sự điên rồ" của ông ta) nhưng cuối
cùng Na-pô-lê-ông cũng đã chấp nhận việc nước áo đứng trung gian hòa
giải, tuy không có sự giao ước chính thức nào. Ngày 12 tháng 7 năm 1813
trong khi các viên đại diện toàn quyền Nga, Phổ và áo hội họp ở Pra-ha
theo lời mời của Mét-te-ních và đang đàm phán mất thời gian vô ích thì
quân đội của Na-pô-lê-ông được tăng cường, nhưng tình hình chính trị
chung thì lại trở nên nghiêm trọng rõ rệt. Giữa lúc ấy, những tin tức về tình
hình nguy khốn và thất trận của Pháp ở Tây Ban Nha bay tới. Quân Anh và
quân du kích Tây Ban Nha đã đuổi quân Pháp đến tận dãy núi Pi-rê-nê.
Oen-linh-tơn đã chiến thắng ở Viet-to-ri-a.
Biết trước là cuộc đàm phán ở Pra-ha sẽ không đi đến kết quả gì và
hơn nữa cũng không muốn đi đến kết quả, nên Na-pô-lê-ông đã cố tình kéo
dài sự việc. Các đại diện toàn quyền Nga và Phổ, ngay cả Mét-te-ních, đều
lấy làm bất bình và nổi giận trước những thủ đoạn đàm phán ấy. Các viên
đại diện đó đã ở Pra-ha từ ngày 12 tháng 7, mà người Pháp thì vẫn chưa
thấy đến không ngừng thọc gậy bánh xe .
Sau cuộc hội đàm của Mét-te-ních và Na-pô-lê-ông người áo không
còn do dự gì nữa. Mét-te-ních nói thẳng với đại diện toàn quyền Pháp là
Nác-bon rằng nếu hội nghị Pra-ha không được nhóm họp trước khi hiệp