Cho những tên phản bội mặc áo cổ thêu lá sồi ấy lên máy chém! Nhưng
Na-pô-lê-ông đã không giải quyết như vậy, các thống chế và các tướng lĩnh
vẫn giữa nguyên chức vụ chỉ huy của họ, Na-pô-lê-ông không dùng đến
chính sách khủng bố có tính chất cách mạng, dù ở hậu phương hay ở ngoài
tiền tuyến, mặc dù ông tự nhủ rằng chính sách khủng bố đó có thể làm tăng
thêm sức mạnh của ông.
Sự có mặt của hoàng đế làm cho tinh thần binh sĩ phấn khởi: họ yên
lòng rằng, từ nay, các thống chế và các tướng lĩnh bị giám sát chặt chẽ,
đông đảo binh sĩ vẫn nghi rằng một vài người trong số các tướng lĩnh và
thống chế có thể bất thình lình phản bội, thì nay họ không còn lo sợ điều đó
nữa.
Trước mặt Na-pô-lê-ông là quân Anh và quân Phổ, những nước đầu
tiên trong phe Liên minh xuất hiện trên chiến trường. Quân áo gấp rút tiến
về phía sông Ranh. Tháng 3 năm 1815, những ngày đầu tiên của triều đại
mới của Na-pô-lê-ông. Muy-ra - người đã được hoàng đế phong làm vua xứ
Na-plơ vào năm 1814 và mặc nhiên được Hội nghị Viên công nhận - đột
nhiên lại Liên minhvới Na-pô-lê-ông ngay từ khi vừa nhận được tin hoàng
đế đổ bộlên đất Pháp và đã tuyên chiến với nước áo. Nhưng trước khi Na-
pô-lê-ông mở chiến dịch đánh quân Liên minh, Muy-ra đã bị đánh bại đến
nỗi vào trung tuần tháng 6, Na-pô-lê-ông không còn có thể trông cậy gì
được nữa vào cánh quân ấy để giam chân một phần lực lượng của quân áo.
Nhưng quân áo hãy còn xa. Trước hết là phải đánh bật quân Anh đang ở
Brúc-xen; Bluy-khe chỉ huy quân đội Phổ đang ở sông Xăm và sông Mơ-
sơ, ở giữa Sác-lơ-roa và Li-e.
Ngày 14/6, Na-pô-lê-ông tràn vào nước Bỉ để mở đầu chiến dịch. Tiến
công nhanh chóng vào giữa Oen-linh-tơn và Bluy-khe, Na-pô-lê-ông thọc
sâu vào phòng tuyến của Bluy-khe. Quân Pháp đã chiếm được Sác-lơ-roa
và tràn qua sông Xăm. Nhưng cánh phải của Na-pô-lê-ông hành binh hơi
châm: tướng Buốc-mông, một tên bảo hoàng bị tình nghi từ lâu, đã trốn
sang hàng ngũ quân Phổ. Binh lính lại càng không tin tưởng vào cấp chỉ
huy.