đó một chuỗi những sự việc rủi ro làm tiêu tan thắng lợi đã nắm sẵn trong
tay Na-pô-lê-ông.
Đứng trên quan điểm phân tích khoa học và hiện thực chủ nghĩa các
sự kiện thì đặt vấn đề như vậy chỉ có ích cho những nhà bình luận quân sự.
Cho dù người ta có dễ dàng công nhận luận điểm đó đi chăng nữa, hoặc
cho dù người ta có thừa nhận về đại thể và không tranh cãi rằng nếu không
có những sự ngẫu nhiên, Na-pô-lê-ông ắt đã chiến thắng trong trận Oa-téc-
lô thì rồi cuối cùng, chắn chắn cuộc chiến tranh cũng vẫn sẽ kết thúc như
vậy: nền đế chinh đã bị lên án, vì toàn châu Âu mới chỉ đang bắt đầu phát
triển lực lượng, còn Na-pô-lê-ông thì đã dốc hết lực lượng quận sự hiện có
và dự trữ của mình.
Ngày 10/6/1815, hoàng đế có trong tay19 vạn 8 nghìn quân thì đã phải
phân tán một phần ba trên đất nước (ông phải để lại ở Văng-đê gần 6 vạn 5
nghìn quân để đề phòng mọi bất trắc). Đối với chiến dịch đang mở, Na-pô-
lê-ông chỉ có thể trông vào khoảng 12 vạn 8 nghìn quân và 344 khẩu pháo,
kể cả quân số của đội cận vệ, của năm quân đoàn và của đội kỵ binh dự bị.
Cũng phải kể đến khoảng 20 vạn người nữa của lực lượng vệ quốc và các
đơn vị khác không nằm trong biên chế cuả quân đội, trong đó một nửa
không được cấp quần áo mặc và một phần ba không có vũ khí. Nếu chiến
dịch kéo dài thì nhờ tài tổ chức của bộ trưởng Bộ chiến tranh Đa-vu, Na-
pô-lê-ông còn có thể tập hợp thêm được từ 23 đến 24 vạn người tuy rằng
chật vật. Dù lúc đầu Na-pô-lê-ông đã chiến thắng, nhưng làm thế nào mà
chiến tranh lại không kéo dài được? Vì quân Anh, Phổ, áo, Nga đã tung ra
một lúc 70 vạn quân, và còn có thể huy động thêm 30 vạn nữa vào cuối
mùa hè, chưa kẻ những lực lượng bổ xung sẽ sẵn sàng xuất trận vào mùa
thu. Phe Liên minh tính sẽ huy động tất cả một triệu quân.
Khối Liên minh đã nhất quyết tính cho xong Na-pô-lê-ông. Sau thời
gian đầu hốt hoảng và mất tinh thần, tất cả các Chính phủ của các nước dự
hội nghị Viên đều tỏ ra kiên quyết chưa từng thấy. Mọi ý đồ đàm phán
riêng lẻ với nước này hay nước khác của Na-pô-lê-ông đều bị cự tuyệt. Na-
pô-lê-ông đã bị đặt ngoài vòng pháp luật, bị coi như 'kẻ thù của nhân loại".