là: nếu tầng lớp địa chủ mới muốn tạo lên một chính quyền mạnh mẽ vững
chắc để bảo vệ tài sản của chúng; nếu giai cấp tư sản mới, làm giàu bằng
cách bán tài sản của quốc gia, sờn sàng thừa nhận một chế độ quân chủ,
thậm chí một chế độ quân chủ độc đoán, thì chỉ có một số nhơ xíu đại tư
sản thành thị và nông thôn tán thành dòng họ Buốc-bông trở về, vì một tên
Buốc-bông bao giờ cũng chỉ là vua của bọn quý tộc chứ không phải vua
của giai cấp tư sản, và ắt chế độ phong kiến sẽ trở lại với tên vua đó, và bọn
quý tộc lưu vong ắt sẽ kéo về đòi lại đất đai của chúng.
Tuy vậy, so với các nhóm phản cách mạng khác thì bọn bảo hoàng là
có tổ chức nhất, nhất trí nhất, lại được sự giúp đỡ tích cực và sự viện trợ về
vật chất của nước ngoài và được tầng lớp tăng lữ ủng hộ, cho nên vào mùa
xuân và mùa hạ năm 1797, lại một lần nữa bọn chúng nắm vai trò lãnh đạo
trong việc chuẩn bị lật đổ Viện Đốc chính. Rốt cuộc, chính cái đó đã làm
cho phong trào lần này cũng lại bị thất bại. Thực tế, mỗi một cuộc tuyển cử
bộ phận vào Hạ nghị viện đều hiển nhiên có lợi cho các phần tử phản động,
và đôi khi còn làm lợi rõ rệt cho bọn bảo hoàng. Ngay trong Viện Đốc
chính, đang bị phong trào phản cách mạng uy hiếp, cũng có những sự do
dự. Bác-tê-lê-mi và Các-nô phản đối mọi biện pháp kiên quyết, hơn nữa
Bác-tê-lê-mi còn có cảm tình với phong trào đang tiên triển ấy về nhiều
điểm. Ba vị đốc chính khác, Ba-ra, Rơ-ben, La-rơ-vơ-li-e Lê-pô luôn luôn
hội họp với nhau, nhưng lại không quyết định phải làm gì để ngăn ngừa cái
âm mưu đang chuẩn bị ấy.
Khi Ba-ra và hai đồng sự- không muốn từ bơ chính quyền và có lẽ
không muốn từ bơ cuộc đời mà không chiến đấu - đã quyết tâm chiến đấu
bằng mọi cách thì một trong những trường hợp làm cho họ lo lắng quá đỗi
là việc tướng Pi-sơ-gruy, người nổi tiếng vì chinh phục nước Hà Lan vào
năm 1795, lại đứng về phía đối phương. Pi-sơ-gruy được bầu làm chủ tịch
Hạ nghị viện, và do đó mà đứng đầu quyền lập pháp của Nhà nước: người
ta đã dành cho Pi-sơ-gruy quyền chỉ đạo cuộc tiến công sắp tới vào "ba vị
chấp" chính cộng hòa, người ta vẫn gọi ba vị đốc chính (Ba-râ, La-rơ-vơ-li-
e Lê-pô và Rơ-ben) như vậy.