CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP NAPOLEON BONAPARTE - Trang 486

do sự yếu hèn và tình trạng thiếu tổ chức của giai cấp tư sản ở Châu Âu hồi
đó.

Chính vì vậy mà vào những năm 1813, 1814, 1815, người ta đã thấy

trong hàng ngũ chống lại Na-po-lê-ông có cả các giai cấp của xã hội Châu
Âu trước kia đã từng hết lời ca ngợi Na-po-lê-ông là ”vị tổng tài công dân
số một“ hoặc ít ra thì cũng là ”người bảo vệ những tư tưởng tự do của cách
mạng“ như một số đông người vẫn còn lầm tưởng trong khoảng thời gian
từ ngày 18 tháng Sương mù đến ngày tuyên bố thành lập Đế chế.

Chính sách kinh tế của Na-po-lê-ông ở các nước bị chinh phục

không thể đem lại một kết quả cuối cùng nào khác. Cho đến khi chết, Na-
po-lê-ông cũng không muốn hiểu điều đó và thực chất cũng không thể hiểu
được. Tượng thượng đế bằng đồng đen, đầu đội vòng hoa chiến thắng, một
tay cầm gươm báu, một tay cầm quả địa cầu, đứng sừng sững ở trung tâm
Pa-ri, trên đỉnh cột Văng-đom, đúc bằng đại bác chiến lợi phẩm, dường như
làm sống lại một phần con người Na-po-lê-ông lúc sinh thời đang miệt mài
trong giấc mơ cuồng nhiệt: thâu tóm Châu Âu và, nếu có thể, cả Châu á và,
với bàn tay cũng cương nghị như trong pho tượng, ông ta nắm chặt quả địa
cầu. Nhưng nền đế chính toàn cầu đã xụp đổ, và trong sự nghiệp của Na-
po-lê-ông, chỉ còn một số vĩnh viễn những phần nào do sức tác động quyết
định của những nguyên nhân sâu xa về kinh tế và xã hội đẻ ra ngay từ trước
khi ông lên ngôi. Hình ảnh Na-po-lê-ông mãi mãi in sâu trong tâm trí loài
người; nó gợi cho người này thì bóng của At-ti-la, ta-méc-lan, Thành Cát tư
Hãn, người khác thì lại A-lếch-xan Ma-xê-đoan và Giuyn-Xê-da; nhưng
với sự tiến bộ của khoa nghiên cứu lịch sử, hình ảnh ấy luôn luôn hiện ra
ngày một rõ nét trong tính độc đáo có một không hai và trong sự phức tạp
kỳ lạ của cá nhân con người ấy.

Hết

(eBook Created By H2203)

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.