Sau Na-po-lê-ông, một vài quốc gia phong kiến sống sót đã tồn tại
được một thời gian ở Tây Âu, nhưng trừ, một vài ngoại lệ thì chúng giống
như một xác chết tráng men. Cuộc cách mạng năm 1830 ở Pháp, cuộc cách
mạng năm 1848 ở Đức và ở áo đã đẩy mạnh công cuộc quyết dọn những
thây ma lịch sử. Nước Nga, đến năm 1861, mới cất bước đầu tiên quan
trọng trên con đường ấy (con đường thủ tiêu chế độ nông nô); bị miễn
cưỡng và căm giận; đa số trong giai cấp quý tộc Nga đã công khai nuôi hy
vọng đoạt lại những cái mà hoàn cảnh đã buộc chúng phải nhượng bộ, hoặc
ít ra trong khi chờ đợi tuyệt vọng, chúng cố gắng giảm bớt sự nhượng bộ,
và trong mọi việc này, bọn chúng đã thành công mỹ mãn.
Tuy nhiên, nên nhận thấy rằng Na-po-lê-ông đã tạo điều kiện to lớn
cho Châu Âu phong kiến dễ dàng chống lại ông và chiến thắng ông. Hình
ảnh viên tướng cũ của cách mạng càng chìm biến trong hình ảnh của vị
hoàng đế Pháp, và hình ảnh của vị hoàng đế Pháp càng chìm đắm trong
hoàn cảnh của vị chúa tể toàn cầu thì Na-po-lê-ông càng tỏ ra do dự trong
việc giải phóng các dân tộc thoát khỏi ách phong kiến (như ở Ba Lan 1807-
1812, Na-po-lê-ông đã giải phóng cho nông dân song không chia ruộng đất
cho họ, như vậy thực tế là vẫn để cho chế độ nông nô tồn tại; ở Nga vào
năm 1812), và Na-po-lê-ông càng tỏ ra ngang ngạnh, kiên quyết bao nhiêu
trong việc buộc các dân tộc và các Chính Phủ phải tuyệt đối phục tùng
quyền lực vũ đoán của ông ta thì Châu Âu càng kiên quyết nổi dậy chống
lại kẻ áp bức toàn thế giới.
Bởi vậy, năm 1818-1814, không phải chỉ có bọn quý tộc cặn bã của
giai cấp phong kiến mới thấy rằng con đường thoát duy nhất là vùng ra
khỏi ách Na-po-lê-ông. Giai cấp tư sản ở các nước bị chinh phục cũng khao
khát san phẳng những chướng ngại do Na-po-lê-ông đã đặt ra, kìm hãm sự
phát triển của nó. Giai cấp tư sản thấy rõ và không chịu nổi phương thức
bóc lột thậm tệ mà Na-po-lê-ông đã dùng ở những nước ấy để phục vụ
quyền lợi độc quyền của giai cấp tư sản Pháp. Đúng là khu cuộc khởi nghĩa
giải phóng dân tộc đã cho phép các dân tộc vứt bỏ ách thống trị của Na-po-
lê-ông thì thành quả trực tiếp của thắng lợi ấy đã không rơi vào tau giai cấp
tư sản, mà lại rơi vào tay bọn phản động phong kiến chuyên chế, như vậy là