CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP NAPOLEON BONAPARTE - Trang 483

liệt ông đứng vào ”hàng đầu những người bất diệt“, vì thiên tài kiệt xuất vè
mọi mặt mà tạo hoá đã ban cho Na-po-lê-ông một cách quá đầy đủ và vị trí
của ông trong lịch sử thế giới. ”Na-po-lê-ông đã quyết định số phận của
toàn bộ địa trong khoảnh khắc, trong những quyết định ấy của ông ta, ông
ta đã thống nhất được thiên tài thật sự với ý chí kiên quyết đạt tới mục đích
của ông ta“.

Na-po-lê-ông không say mê sự tàn bạo, nhưng ông ta thờ ơ trước con

người, ông ta chỉ coi họ như là phương tiện và công cụ. Và khi thấy cần
thiết phải tàn bạo, phải mưu mẹo, phải nham hiểm thì ông ta đã dùng đến
không mọt chút do dự. Tinh thần tỉnh táo cuả ông ta đã cho ông ta biết
rằng, trong bất kỳ việc gì, nếu cố đạt được mục đích không bằng tàn bạo
vẫn là phương pháp hơn cả. Na-po-lê-ông đã hành động phù hợp với
nguyên tắc đó, miễn là khi cân nhắc ông thấy rằng hoàn cảnh cho phép.
Những mục tiêu chủ yếu nhất mà Na-po-lê-ông đặt ra sau trận Tin-tít và
nhất là sau trận Va-gram thường là ảo tưởng và không thực hiện được,
nhưng để đạt được, tài năng của ông đã đem lại cho ông những kiến giải rất
khác nhau, tìm được những phương pháp mới lại nhất, luôn luôn phân biệt
với cái chủ yếu và am hiểu mọi chi tiết nhưng không bị chìm ngập vào đó.
Bất chấp câu phương ngôn cũ, Na-po-lê-ông đã nhìn cả cánh rừng lẫn từng
khóm cây, không những thế, ông ta còn nhìn cả cành, lá trong mỗi cái cây.

Quyền lực và quang vinh, đó là những khát vọng thống trị con người

Na-po-lê-ông, và khát vọng quyền lực còn mạnh hơn quang vinh. Suy nghĩ
không ngừng, thông minh sắc sảo và luôn tỉnh táo, hay nghi ngờ và dễ nổi
nóng, đó là đặc điểm nổi bật nhất ở Na-po-lê-ông. Được xung quanh sùng
tín đến tôn thờ quá lâu ngày, Na-po-lê-ông đã làm quen với nó, coi như là
một sự tôn kính thường lệ và tất nhiên phải thế đối với ông ta. Nhưng Na-
po-lê-ông thường chú ý nhiều nhất đến những lợi ích thực tế mà ông ta có
thể thu hoạch được trong sự tôn thờ ấy. Những động lực chủ yếu kích thích
con người hành động là sự sợ hãi và quyền lợi, chứ không phải là tình
thương yêu, Na-po-lê-ông tin tưởng sâu săc như vậy, có ngoại lệ chi là đối
với binh sĩ của ông ta, nhưng cũng chỉ đối với một bộ phận mà thôi. Khi
Na-po-lê-ông còn đang thống trị Châu Âu, có hôm ông ta đặt ra câu hỏi:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.