Tất cả những biện pháp đó đều nhằm củng cố nền chuyên chính quân
phiệt tập trung trong tay Bô-na-pác và bảo đảm trật tự xã hội tư sản do Bô-
na-pác xây dựng. Cuối cùng, sự nới rộng về tôn giáo và sự tôn trọng kinh
điển đạo Hồi mà Bô-na-pác thường xuyên tuyên bố thì tiện đây cũng xin
nói rằng đó là một điều mới lạ dị thường đến nỗi vào mùa xuân năm 1807,
khi đưa ra cái luận đề táo bạo rằng Na-pô-lê-ông là cùng một giuộc với
những kẻ "tiền thân" của quỷ vương phản Chúa thì Hội đồng giáo phái Nga
đã lấy hành động của Bô-na-pác ở Ai Cập, lấy việc ông ta bảo vệ Hồi giáo,
v.v. làm dẫn chứng cho lập luận của họ.
Sau khi đã thiết lập chế độ chính trị mới ở Ai Cập, Bô-na-pác chuẩn bị một
chiến dịch mới: từ Ai Cập đi xâm chiếm Xi-ri. Bô-na-pác đã quyết định để
lại ở Ai Cập những nhà bác học do ông ta đem từ Pháp sang. Bô-na-pác
không bao giờ tỏ ra có lòng kính trọng thật sâu sắc đối với những phát
minh thiên tài của những nhà bác học đương thời, nhưng ông ta biết rõ rằng
một nhà khoa học nếu được sử dụng vào những công việc cụ thể do các
nhiệm vụ quân sự, chính trị hoặc kinh tế đòi hỏi thì có thể mang lại những
lợi ích to lớn. Vì thế Bô-na-pác đã đối xử bằng mối cảm tình nồng hậu nhất
và trọng vọng nhất với những nhà bác học mà ông ta đã đem đi theo trong
cuộc viễn chinh. Người ta thường nhắc đến cái mệnh lệnh nổi tiếng sau đây
của Bô-na-pác trong một cuộc tiến quân đánh bọn Ma-mo-lúc: "Lừa ngựa
và những nhà bác học đi vào giữa!". Mệnh lệnh đó đã nói lên cái ý muốn:
trước hết là phải bảo vệ an toàn cho những nhà đại biểu của khoa học
ngang như những súc vật đài tải vô cùng quý báu đối với chiến dịch. Việc
đặt hai danh từ ấy cạnh nhau không phải là bất ý nhưng đó chỉ duy nhất là
do cách nói vắn gọn của quân sự và cách nói giản lược cần thiết của những
khẩu lệnh chỉ huy. Cũng phải nói thêm rằng, trong lịch sử của khoa Ai Cập
học, chiến dịch của Bô-na-pác đã đóng một vai trò to lớn. Có thể nói được
rằng những nhà bác học đi theo Bô-na-pác đã là những người đầu tiên mở
cửa cho khoa học tiến vào miền cổ kính ấy, một trong những mảnh đất quê
hương của nền văn minh của nhân loại.
Ngay trước khi bắt đầu cuộc viễn chinh xâm lược Xi-ri, Bô-na-pác
cũng đã từng có dịp để thấy rõ rằng người A Rập không phải ai ai cũng