Cai-rô và đốt hết nhà cửa. Mệnh lệnh được chấp hành triệt để. Đàn bà và
trẻ con phải đi bộ về Cai-rô, bị chết một số lớn ở dọc đường. Và, sau cuộc
hành bình trừng phạt đó vài giờ, người ta thấy đoàn lừa thồ những bao tải
đến quảng trường của thành phố Cai-rô. Người ta mở những bao tải ấy và
đầu lâu những người đàn ông trong cái bộ lạc phạm tội lăn lóc trên mặt đất.
Theo lời những người được mục kích cảnh ấy thì những biện pháp
man rợ đó đã làm cho nhân dân hoảng sợ trong một thời gian. Tuy vậy, Bô-
na-pác vẫn phải tính đến hai trường hợp cực kỳ nguy hiểm với ông ta.
Trước hết là cách đó ít lâu, đúng một tháng sau cuộc đổ bộ lên Ai Cập, đô
đốc Nen-xơn cuối cùng đã tìm thấy hạm đội Pháp trú ẩn ở vùng biển A-bu-
kia và Nen-xơn đã tiến công tiêu diệt được hạm đội ấy. Đô đốc Pháp Bru-
ây bị chết trận. Quân đội chiến đấu ở Ai Cập bị đứt liên lạc hẳn với nước
Pháp. Sau nữa, chính phủ Thổ kiên quyết không chấp nhận lời tuyên bố xảo
trá của Bô-na-pác rằng ông ta không hề chiến tranh với triều đình ốt-tô-
man, mà chỉ là trừng phạt bọn Ma-mơ-lúc đã đối xử không tốt với các
thương gia Pháp và áp bức nặng nề người A-Rập. Một đạo quân Thổ được
đưa đến Xi-ri. Bô-na-pác đã thân hành đến Xi-ri giao chiến với quân Thổ.
Bô-na-pác cho rằng tàn bạo là phương pháp tốt nhất để ổn định hậu phương
trong thời gian ông ta đi chiến dịch xa xôi.
Chiến dịch Xi-ri thật cực kỳ gian khổ, đặc biệt vì thiếu nước. Các
thành phố lần lượt đầu hàng Bô-na-pác đầu tiên là En A-rích. Sau khi vượt
qua eo Xuy-ê, Bô-na-pác tiến về Giáp-pha và bao vây Giáp-pha vào ngày 4
tháng 3 năm 1799. Vì Giáp-pha không đầu hàng nên Bô-na-pác công bố
cho dân chúng biết rằng, nếu họ để quân Pháp phải đánh lấy thành thì tất cả
nhân dân trong thành sẽ bị tuyệt diệt, sẽ không giữ một ai làm tù bình.
Giáp-pha không đầu hàng. Cuộc công thành diễn ra ngày 6 tháng 3, binh
lính ùa vào trong thành, thật sự tàn sát tất cả những ai bị rơi vào tay chúng.
Nhà cửa và hiệu buôn đều bị cướp phá. Sau đó không lâu, khi cuộc tàn sát
và cướp phá thành phố đã chấm dứt, người ta báo cáo với tướng Bô-na-pác
rằng trong thành phố còn 4.000 lính Thổ, phần lớn là người An-ba-ni còn
sót lại trong cuộc tàn sát, họ vẫn kháng cự ở trong một vị trí, luỹ đắp bốn
bề; khi các sĩ quan Pháp đến doạ dẫm để buộc họ đầu hàng, họ đã trả lời