cũng tổ chức tiệc rượu, không có được cái không khí vui vẻ như hiện giờ.
“À, mấy vị khách này cũng lạ thật, muốn xem cúng Táo quân sao không
làm ở nhà mình, cũng không phải là chuyện gì thú vị.”
“Cúng ông táo là như thế nào?”
“Nhà anh chưa làm bao giờ sao?” vừa nói thì Nhạc Tư Trà liền biết là lỡ
rời, không chờ anh trả lời liền nói tiếp “Để em kể anh nghe……”
Cổ truyện tịch nguyệt nhị thập tứ, táo quân triêu thiên dục ngôn sự. Vân
xa phong mã tiểu lưu liên, gia hữu bôi bàn phong điển tự. Trư đầu lạn thục
song ngư tiên, đậu sa cam tùng phấn nhị viên. Nam nhi chước hiến nữ nhi
tị, lỗi tửu thiêu tiễn táo quân hỉ. Tỳ tử đấu tranh quân mạc văn, miêu
khuyển xúc uế quân mạc sân, tống quân túy bão đăng thiên môn, chước
trường chước đoản vật phục vân, khất thủ lợi thị quy lai phân. (*)
Mọi người chiêu đãi Táo quân, hối lộ, để ông no say mới lên trời, như
vậy mới không thông báo những khuyết điểm ở nhân gian, lúc về mang
theo ít lộc tài thì càng tốt. Cúng ông táo không chỉ để miễn tai, quan trọng
hơn là để cầu phúc.
Thời gian cúng ông táo không đồng nhất, phía Bắc cúng vào hai ba tháng
chạp, phía nam lại hai tư tháng chạp. Dân gian có câu “Quan tam, dân tứ,
gia ngũ” nghĩa là quan phủ vào ngày hai ba tháng chạp, dân chúng hai bốn,
các bề trên thì vào hai lăm cử hành hiến tế.
Bàn thờ Táo quân đặt ở phía bắc hoặc phía đông, ở giũa đặt tượng ông
táo. Người không có thói quen cúng táo quân cũng dán một bức tranh của
ông lên tường. Có bức tranh chỉ vẽ một mình ông táo, có bức lại vẽ cả ông
cả bà, táo quân nữ được gọi là “Bà Táo.” Đại khái là bắt chước hình tượng
của các cặp vợ chồng dưới nhân gian. Đại đa số đều dùng tượng Táo quân
trong ngày này, ngoài ra còn có thể có thêm bài dâng thư “Đồng trù ti mệnh
chủ”, “Nhân gian giám sát thần”, “Nhất gia chi chủ”, “Đằng văn tự” để