13
Peron không bao giờ quên các sĩ quan của Bộ Tổng Tham mưu Đức,
những người từng dạy ông ta nghệ thuật chỉ huy, từ lúc quân đội Argentina
còn đội mũ nhọn, trang bị súng Mauser và pháo Krupp. Mũ trụ, uy quyền,
kỷ luật: cái thiên tài quân sự Đức hấp dẫn chàng Peron đến mức ông ta phải
viết một bài luận về trận đánh vùng hồ Mazirot và hiếm khi ngủ mà không
đọc về các chiến lược gia yêu thích người Phổ như Clausewitz, bá tước
Alfred von Schlieffen và Colmar von der Goltz, nhà lý luận về quốc gia sẵn
sàng chiến đấu, một hình mẫu xã hội mà Peron cố gắng thiết lập ở
Argentina, khi giờ đây, ông ta đã giành được chính quyền. Tất cả đều là thứ
yếu phải đặt sau các mục tiêu quốc phòng.
Nước Đức rồi nước Ý mê hoặc chàng trai sau khi Mussolini lên nắm
quyền vào đầu những năm 1920. Giống như tất cả những cao bồi quăng
dây
cùng thế hệ, Peron sững sờ trước những chiến công của Italo Balbo và
Francesco De Pinedo, những tên phát xít bay, những phi công quả cảm băng
qua bầu trời đầy sao để nối Roma với Nam Mỹ. Peron nghe giọng nói của
Duce
trên sóng phát thanh Argentina và chạy tới rạp Palace để xem bộ
phim Một con người, một dân tộc. Mussolini gây ấn tượng mạnh với Peron:
nhà lãnh đạo được Thượng đế tấn phong có thể cứu một dân tộc và khiến
cho dòng chảy lịch sử bùng nổ.
Peron khám phá Italia năm 1939 khi theo học một khóa đào tạo của quân
đội phát xít, rồi sau đó, trong vai trò tùy viên quân sự của đại sứ quán
Argentina tại Roma. Trong hai năm, ông ta chu du, tìm hiểu và ghi chép:
Peron tin rằng ông ta đang ở giữa một sự kiện lịch sử chưa từng có kể từ
cuộc Cách mạng Pháp, khi một nền dân chủ nhân dân chân chính được xác
lập. Mussolini đã tập trung được các lực lượng tản mát, hướng họ tới mục
tiêu mà ông ta đề ra cho họ, đó là chủ nghĩa xã hội dân tộc. Ngày 10 tháng
Sáu 1940, quân đội Italia tham chiến. Từ ban công ở quảng trường Venezia,