12
Hắn muốn tống nắm đấm vào miệng thằng nhãi mắt xanh xám ấy. Hoặc
cho nó một chùy vào ngón tay, hay đốt ngón tay, hoặc móng tay, đúng thế,
hắn sẵn sàng rút móng tay ra khỏi hai bàn tay của Fritsch, từng cái một,
khiến chúng bật ra. Gregor nghĩ tới cảnh tượng ấy trong nhà tắm của cái ổ ở
Vicente Lopez và lẩm bẩm: “Sao mày dám như vậy hả Eberhard, thằng nhãi
ranh người Argentina? Mày chỉ ở Đức hai tuần mà đòi dạy dỗ tao khi mày
mới hai mươi tám tuổi ư? ừ đấy, những ‘điều ghê rợn’ mà mày nói tới,
những điều ghê rợn là có thật, nước Đức bị bao vây phải tự vệ, phải nghiền
nát các thế lực phá hoại bằng mọi cách. Chiến tranh không phải là trò chơi
trẻ con, còn chủ nghĩa quốc xã, thằng ngu si ạ, không chỉ giới hạn ở những
điệu bộ hoành tráng của Đoàn thanh niên Hitler đâu.” Gregor bẻ nát tuýp
thuốc đánh răng rồi bỗng bình tĩnh lại, nếu không hắn sẽ đến công trường
muộn mất; đến muộn một giây cũng làm hắn khó chịu.
Càng ngày Gregor càng đều đặn đến tòa báo, nơi gặp gỡ của những tên
quốc xã ở Buenos Aires. Ớ đây, hắn gặp một kẻ tàn ác mà hắn từng nghe nói
đến ở Auschwitz, một trong những nguồn cung người thường xuyên cho
hắn: Josef Schwammberger thường dẫn theo một con chó ngao được huấn
luyện để cắn xé thịt người, từng đứng đầu các trại lao động khổ sai và phá
hủy nhiều khu người Do Thái ở Ba Lan. Ở đây, hắn làm quen với Reinhard
Kops, chuyên gia về các âm mưu của người Do Thái và hội Tam điểm của
báo, cựu nhân viên tình báo của Himmler ở vùng Balkan, và kết bạn với
người mà Fritsch coi là “cây bút hay nhất, nhân vật chính làm nên thành
công ngày càng to lớn của Der Weg”, một tác giả mà Gregor đã để ý tới các
bài báo viết rất khéo của y, đó là Willem Sassen. Mặc dù nghiện rượu
whisky và rít thuốc lá liên tục (Gregor không hút thuốc), người đàn ông Hà
Lan nói được nhiều thứ tiếng và mặc bộ quần áo kẻ sọc đó vẫn gây ấn tượng
tốt với hắn. Gregor luôn chú ý tới việc chỉ giao du với những người có vai