CUỘC TRỐN CHẠY CỦA JOSEF MENGELE - Trang 29

Bataisk, huy chương Thập tự sắt hạng nhất. Gregor tự hào kể chi tiết với
Fritsch chuyện hắn đã cứu hai người lính trong xe tăng đang cháy như thế
nào. Hắn nói được bổ nhiệm về một trại tù ở Ba Lan, nhưng không nhắc đến
Auschwitz và than thở về số phận của mình, về cuộc đời lưu vong, tổ quốc
yêu quý bị chiếm đóng, thành phố Buenos Aires rộng lớn và nỗi nhớ bộ
quân phục. Hắn cần được thổ lộ.

Fritsch châm một điếu thuốc lá và thông cảm. Anh ta vẫn giữ kỷ niệm huy

hoàng về lần họp Đoàn thanh niên Hitler mà anh ta đã từng tham dự năm
mười bốn tuổi, trong quãng thời gian duy nhất sống ở Đức năm 1935, và
không hề tin vào những điều ghê rợn mà quân Đồng minh tuyên truyền, gán
cho chủ nghĩa quốc xã, “toàn những lời dối trá bị người Do Thái thổi phồng
lên”. Anh ta thành lập nhà xuất bản Durer để giúp đỡ những người lính như
Gregor. Anh ta cho đăng bài của những văn sĩ cùng một dòng máu, cùng
một quê hương bị kiểm duyệt ở châu Âu và trả nhuận bút đặc biệt cho họ
trong thời đói kém này, đem cho họ hạt nêm dạng khối, những hộp thịt, hộp
bột cacao; anh ta giúp những người đồng đội mắc cạn bên bờ sông Rio de la
Plata có một địa điểm tụ họp, những mạng lưới liên lạc. Fritsch bảo đảm với
Gregor rằng anh ta có “cánh tay rất dài” và anh ta chẳng có gì để sợ ở
Argentina, miền đất những kẻ chạy trốn, rộng như Ấn Độ, quá khứ không
tồn tại. Sẽ chẳng ai hỏi hắn từ đâu tới và vì sao lại có mặt ở đây. “Người
Argentina thây kệ những cuộc đấu đá ở châu Âu và luôn oán hận người Do
Thái vì đã đóng đinh Chúa lên cây thập giá.”

Gregor lắng nghe Fritsch vui vẻ kể về ngày hội ở công viên Luna Park ở

Buenos Aires để kỷ niệm ngày Anschluss

*

; rồi chuyện làm thế nào mà

Argentina, về cơ bản là nước trung lập, mà lại trở thành đầu cầu của Đức
Quốc xã ở Nam Mỹ trong chiến tranh. Nơi đây, người Đức đã rửa tiền, hàng
triệu triệu đô, mua ngoại tệ và nguyên liệu. Cơ quan tình báo của Đức từng
lập trụ sở vùng ở Buenos Aires. “Chính tại đây, vụ lật đổ chính phủ Bolivia
thân Mỹ đã diễn ra cuối năm 1943. Peron và các đại tá, những kẻ giành
chính quyền năm đó, đã tìm cách liên minh với Fuhrer. Họ giải tán cuộc
tuần hành kỷ niệm giải phóng Paris và ngăn cản phát hành phim Kẻ độc tài
của Chaplin một cách thô bạo. Khi Berlin sụp đổ, Peron đã cấm các đài phát

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.