lý, tại bộ Tư pháp. Một viên chức tại bộ này, ông Gabriel Bach, được biệt
phái đến Phòng 06.
Những nguồn gốc căn bản chính của hồ sơ Eichmann là những bài
tường thuật các vụ kiện tội ác chiến tranh đã xử tại tòa án Nuremberg; mười
hai vụ kiện tội phạm chiến tranh ít quan trọng hơn do người Hoa Kỳ thẩm
cứu tại Đức quốc sau vụ án Nuremberg; các vụ kiện đã được Thẩm cứu tại
các nước đã bị Đức chiếm đóng; văn khố vĩ đại của Viện Tưởng Niệm Yad
Vashem ở Jerusalem, chứa đựng các bản phúc trình của các cộng đồng Do
thái Âu châu, những quyển nhật ký riêng viết tay, các bản phúc trình của
những kẻ bị lưu đày tại các trại tập trung; những tài liệu trong văn khố của
Bộ Ngoại giao Hoa kỳ và các Bộ Ngoại giao Anh, Pháp và những quốc gia
đã từng bị Đức chiếm đóng ; cùng những tài liệu khác của quốc xã tịch thâu
được. Tất cả các yếu tố ấy được xét duyệt cẩn thận để trích ra những sự việc
chỉ liên quan đến trường hợp của Eichmann. Selinger đã đích thân làm
nhiều chuyến công du để tham khảo trong các văn khố tại các thủ đô ngoại
quốc, nơi ông đã được hưởng sự hợp tác hoàn toàn của phần đông các chính
phủ.
Nhưng có thêm hai nguồn cung cấp tin tức mà ông ta có thể thâu lượm
được, các nguồn tin tức nầy chưa có lúc các vụ kiện được đem ra xét xử
ngay sau khi chiến tranh chấm dứt. Một nguồn gồm những tự truyện của
những kẻ sống sót từ các trại tận diệt, đã về định cư tại Do thái sau đó.
Nguồn thứ hai — quan trọng nhất — là chính Eichmann.
Các cuộc thẩm vấn Eichmann đều chỉ do phòng 06 thực hiện. Trước
mỗi phiên, người ta báo trước cho viên trưởng trại để sắp đặt đưa Eichmann
đến căn phòng thẩm vấn tiếp giáp với phòng giam hắn ta, vào giờ đã ấn
định.
Cuộc thẩm vấn được thực hiện bằng tiếng Đức. Trên bàn có đặt một
máy thâu băng và một máy vi âm cho thẩm vấn viên và một cho Eichmann.
Sau mỗi cuộc thẩm vấn, bài thâu băng được ghi lại trên giấy và cho