người ấy vì các tội ác của họ, nhưng cũng có thể một chút phẩm cách nào
đó trong một thái độ như vậy.
Một số khác, hối hận vì những hành vi tàn bạo của chúng, đã chịu nói
và nói sự thật. Ở đây cũng vậy, cũng có một thứ nhân phẩm nào đó.
Người ta không thể nói Eichmann thuộc loại nào trong hai loại nầy. Rõ
ràng là hắn ta đã tìm cách nói láo để tránh bị kết tội. Hắn ta tìm cách gây
một ấn tượng là hắn ta ta thẳng thắn và ngay thật, Nhưng hẳn ta nói dối
bằng những phương cách nhỏ nhặt khác biệt nhau ở những chỗ mà hắn ta
nghĩ là có thể thoát được. Hắn ta cũng không luôn luôn gây cảm giác là
mình có thiện ý và khéo léo trong cung cách trả lời các câu hỏi. Trong các
cuộc thẩm vấn, hắn ta tự mâu thuẫn nhiều lần mà không hay biết. Đôi lúc,
khi người ta bắt quả tang hắn ta nói láo, hắn ta đã chỉ làm cho mình càng bị
lún sâu hơn trong khi tìm cách gỡ ra.
Tự truyện của hắn ta là một mưu toan kép để tự bạch hóa và trình bày
hoàn cảnh của mình như là hoàn cảnh của một viên chức trung cấp chỉ biết
thị hành các mệnh lệnh. Đó cũng là thái độ của hắn ta trong suốt các cuộc
thẩm vấn. Khi người ta trưng ra trước mặt hắn ta những tài liệu chứa đựng
một mệnh lệnh mang chữ ký của hắn ta, hắn ta thừa nhận tính cách xác thực
của nó nếu điều này hợp với đường lối hiện hộ của hắn ta. Nếu, ngược lại
việc này làm nặng tội, hắn ta viện dẫn một sự mất trí nhớ.
Các tài liệu văn khố của Phòng 06 được kiểm xét kỹ theo từng quốc gia
và từng tội ác. Mỗi quốc gia có người đã bị tiêu diệt có một ban riêng, được
điều khiển bởi một điều tra viên cảnh sát, người nầy thường là một người di
dân ở xứ đó và nói tiếng xứ đó trôi chảy ngoài tiếng Bức và tiếng Hebrew.
Người này và nhóm của ông ta khảo xét từng tài liệu chiểu theo tinh cách
xác thực và sự liên hệ của nó với trường hợp Eichmann. Nếu tài liệu được
chấp thuận, nó được ghi vào vựng tập, phiên dịch, và cho vào hồ sơ cáo tố.