W. – Ban này lo vấn đề Do thái của R.S.H.A. Eichmann được ủy quyền
đặc biệt của Đại tướng (Gruppenfuhrer) Muller, chỉ huy trưởng của Amt IV
và của tư lệnh Cảnh sát đặc biệt. Ông ta chịu trách nhiệm đặc biệt về cái mà
người ta gọi là giải pháp của vấn đề Do thái tại Đức và tại các quốc gia bị
Đức chiếm đóng.
B. – Trong hoạt động liên quan đến Do thái, có những giai đoạn nào
khác biệt nhau không?
W. – Có.
B. – Anh có thể phỏng định các thời kỳ và xác định các loại hoạt động
khác nhau cho Tòa được biết không?
W. – Được. Đến năm 1940, chính sách chung của Ban là giải quyết vấn
đề Do thái tại Đức và các vùng bị Đức chiếm đóng bằng một cuộc di dân có
tổ chức. Sau năm này là thời kỳ thứ hai, gồm việc tập trung tất cả các người
Do thái tại Ba lan và tất cả các vùng bị Đức chiếm đóng tại miền Đông vào
các Ghetto (xóm riêng Do thái). Thời kỳ này kéo dài đến khoảng năm 1942.
Giai đoạn thứ ba là thời kỳ người ta gọi là ” Giải pháp cuối cùng” của vấn
đề Do thái, có nghĩa là sự tận diệt có tổ chức chủng tộc Do thái; thời kỳ này
kéo dài đến tháng 10 năm 1944, lúc mà Himmler ra lệnh ngừng tiêu diệt họ.
(Đến đây, phiên tòa đình chỉ).
B. – Anh bắt đầu cộng tác với Ban Amt IV của R.S.H.A. từ lúc nào?.
(Câu hỏi này có một lầm lẫn. Đúng ra là Ban IV B 4).
W. – Vào năm 1940. Tình cờ tôi gặp Eichmann.
B. – Anh đã giữ những chức vụ gì?
W. – Eichmann đề nghị tôi đi Bratislava với tư cách cố vấn cho vấn đề
Do thái bên cạnh chính phủ Slovaquie.